Tiêu đề Tuần 15_Tận dụng nhịp rung lắc tăng vị thế nắm giữ cổ phiếu_240407
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 07/04/2024
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1716 Kb
Tải về: 204
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
TTCK VIỆT NAM
Áp lực bán xuất hiện tại nhóm cổ phiếu vừa trong phiên cuối tuần
VN-Index giảm 2.2% kết thúc 3 tuần tăng điểm, đồng thời quay lại vùng tích lũy cũ từ 1,235 – 1,275 điểm. Khối ngoại duy trì bán ròng 87 triệu USD cùng với sự suy yếu của TTCK Hoa Kỳ đẩy nhanh đà suy giảm của VN-Index sau khi lập đỉnh ngắn hạn tuần trước. Độ rộng giảm lớn với 77% cổ phiếu và 13/18 ngành giảm điểm. Du lịch, ô tô và phụ tùng tăng trên 2% trong khi truyền thông, tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính và ngân hàng giảm trên 2%. Các nhóm ngành chủ chốt không còn nâng đỡ chỉ số đã ảnh hưởng đến vận động luân chuyển dòng tiền. Sau nhịp chốt lãi ngắn hạn, thị trường sẽ phân hóa theo mùa công bố KQKD quý I. NĐT tiếp tục tận dụng cơ hội rung lắc để nâng dần tỷ trọng cổ phiếu.
Trên cơ sở kết quả quý I và dự báo năm 2024, Bộ KH-ĐT dự báo 2 kịch bản tăng trưởng: (1) GDP 6%, 9 tháng cuối năm tăng 6.12% trong đó Q2, Q3, Q4 tăng lần lượt 5.8%, 6.2% và 6.2% và (2) GDP đạt 6.5%, 9 tháng cuối năm tăng 6.7% trong đó Q2, Q3, Q4 tăng lần lượt 6.3%, 6.8% và 7.1%. Hoạt động sản xuất KD phục hồi trên cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên Bộ nhận định thách thức khó khăn mới đặt ra cả trong và ngoài nền kinh tế tạo sức ép ổn định vĩ mô, lạm phát, tỷ giá. Bộ cũng đề xuất 5 giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, cùng với tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách, cắt giảm thủ tục hành chính.
 
TTCK THẾ GIỚI
Quay đầu giảm điểm, các chỉ số CK Hoa Kỳ rời đỉnh kỷ lục
Lo ngại FED trì hoãn hạ lãi suất, các chỉ số CK Hoa Kỳ quay đầu giảm điểm với mức giảm bình quân 1.8% trong tuần. Chỉ số Dow Jones có phiên giảm mạnh kể từ tháng 3/2023 trong khi lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng lên mức đỉnh mới trong năm. CK Châu Âu cũng bị ảnh hưởng với chỉ số EU600 giảm 0.7%. Châu Á phân hóa, CK Trung Quốc, Malaysia tăng điểm thì Nhật Bản và HongKong dẫn đầu đà giảm. Chỉ số DXY giảm nhẹ 0.2%. Chỉ số hàng hóa tăng khá 2.2%, dẫn đầu đà tăng từ giá dầu thô +4.5%, kim loại (bạc +5.6%, đồng, chì, kẽm, nickel  tăng trên 4%, vàng +1.2%). Trong tuần tới thị trường sẽ đón nhận thông tin quan trọng về biên bản FOMC và cuộc họp chính sách NHTW ECB và Canada. 
Cuộc phỏng vấn tại đại học Stanford, Chủ tịch FED cho biết cần thời gian để đánh giá lạm phát và không tiết lộ thời điểm hạ lãi suất. Lạm phát cao hơn dự báo gần đây chưa có cơ sở khẳng định chỉ là cú nảy tạm thời. FED không kỳ vọng hạ lãi suất cho đến khi tự tin rằng lạm phát giảm về mức 2% bền vững. Các dữ liệu việc làm và lạm phát vẫn chưa làm thay đổi câu chuyện tổng thể tăng trưởng và thị trường lao động mạnh và lạm phát hạ nhiệt xuống mục tiêu 2% dù có lúc tăng cao hơn dự báo (PCE tháng 2 tăng 2.8%yoy và tăng 0.3% tháng trước). Tuần tới biên bản FOMC sẽ cho biết quan điểm các quan chức FED qua biểu đồ dot plot. Thị trường đang giảm dần niềm tin về thời điểm hạ lãi suất lần đầu vào tháng 6 tới đây.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa ĐHCĐ và KQKD quý I của các Doanh nghiệp niêm yết.
•8/4, Chỉ số niềm tin NĐT Châu Âu; Cán cân thương mại Trung Quốc; niềm tin tiêu dùng Nhật. 10/4, CPI, các khoản vay mới, cung tiền M2 Trung Quốc; CPI và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; Lãi suất và báo cáo chính sách tiền tệ NHTW Canada. 11/4, Biên bản FOMC; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ ECB. 12/4, Chỉ số sản xuất công nghiệp, cán cân thương mại và GDP Anh.