Tiêu đề Tuần 41_Phản ứng của TTCK Việt Nam trước những vụ việc vi phạm pháp luật_221010
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 09/10/2022
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2037 Kb
Tải về: 647
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Tin đồn tiêu cực chưa kiểm chứng nhấn chìm thị trường
Diễn biến lãi suất căng thẳng, các thông tin tiêu cực trong nước và khối ngoại bán ròng, VN-Index có tuần giao dịch giảm điểm mạnh 8.5%, qua đó duy trì chuỗi 5 tuần giảm liên tiếp. Đà giảm bao trùm trên diện rộng với 342/400 cổ phiếu và 19/19 ngành giảm. Các ngành giảm trên 10% gồm Hóa chất, dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản, bán lẻ, ngân hàng và bảo hiểm trong khi các ngành khác có mức giảm bình quân trên 5%. Phần lớn trong số này là các ngành đã giảm mạnh tuần trước nhưng tiếp tục giảm mạnh trong tuần này. Hoạt động thoát vị thế ở cả phía NĐT trong nước và quốc tế kéo theo diễn biến rất tiêu cực trên thị trường bất chấp mùa mùa công bố KQKD quý III đang đến gần. VN-Index đang hướng nhanh tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại 980 -1,000 điểm.
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 lên 8.2% và dự báo tăng trưởng 2023 ở mức 6.6% trên cơ sở đánh giá nhu cầu các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chậm lại. UOB cũng cho rằng NHNN tăng thêm 100 điểm cơ bản lãi suất điều hành trong 2 quý tới. VND dự báo nằm trong xu hướng suy yếu chung của các đồng tiền Châu Á. Trước đó WB và IMF cũng điều chỉnh tăng trưởng Việt Nam 2022 lên mức lần lượt 7.2%; 7-7.5% và lạm phát trung bình thấp hơn 4%. Sau khi đạt mức tăng trưởng 13.67% yoy vào Quý III, nhiều tổ chức cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2022. Tuy nhiên, các vấn đề ổn định vĩ mô lạm phát, tỷ giá gia tăng và rủi ro từ thế giới sẽ tiếp tục là các vấn đề khó khăn và thách thức trong năm 2023.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các chỉ số chứng khoán thế giới hồi phục sau nhịp bán tháo tuần trước
Mặc dù chững lại vào giữ tuần chờ tin báo cáo việc làm, CK Hoa Kỳ và các nước phát triển cũng có mức tăng bình quân trên 2.5%. Các nước trong khu vực lại không có mức hồi phục rõ ràng khi tăng giảm xen kẽ với biên độ hẹp. TTCK Việt Nam khá đặc biệt khi giảm mạnh vượt trội khu vực và thế giới. Với quyết định giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ OPEC+, giá dầu tăng 11.8%, qua đó đóng góp chủ yếu cho mức tăng 4.5% của chỉ số hàng hóa Bcom. USD Index giảm điểm tuần thứ 2 với mức giảm nhẹ 0.1%. Dù vậy USD vẫn đang tăng giá so đồng nội tệ của các nước khu vực. Điều này vẫn cho thấy sức ép tỷ giá với khu vực đang phát triển và mới nỗi vẫn còn lớn. Hoa Kỳ công bố báo cáo lao động cuối tuần này và biên bản FOMC giữa tuần tới được NĐT quan tâm nhằm phỏng đoán về mức độ tăng lãi suất thực tế của FED trong 2 kỳ họp cuối của năm 2022. 
Báo cáo khảo sát của KPMG với 400 công ty Hoa Kỳ có doanh thu ít nhất 500 triệu USD. Hầu hết các CEO đã chuẩn bị cho một cuộc suy thoái, dự báo lợi nhuận và tăng trưởng suy giảm trong giai đoạn tới. 91% CEO cho rằng suy thoái diễn ra năm tới, 34% CEO suy thoái nhẹ trong thời gian ngắn và 80% cho rằng ảnh hưởng tăng trưởng của công ty 3 năm tiếp theo. Hơn 3/4 CEO đã lên kế hoạch cho suy thoái, trong đó 59% cho biết dừng xem xét nỗ lực ESG (cải thiện chỉ tiêu môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) và 51% cân nhắc giảm nhân sự. Bi quan trong ngắn hạn nhưng các CEO vẫn lạc quan về tương lai, 93% cho biết họ tự tin kinh tế Mỹ và 71% tự tin vào nền kinh tế toàn cầu. Cùng với các nhận định các tổ chức tài chính về khả năng suy thoái Hoa Kỳ và EU, quan điểm của các CEO công ty cũng đang khá tương đồng.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thông tin cụ thể cho các tin đồn diễn ra trong phiên 7/10.
• Công bố KQKD quý  III của các công ty niêm yết.
• Ngày 10/10, Cuộc họp IMF từ 10 – 15/10; Cung tiền M2 và các khoản nợ mới Trung Quốc. 11/10, Tỷ lệ thất nghiệp Anh; TK vãng lai Nhật Bản. 12/10, GDP, chỉ số sản xuất, Thống đốc Anh phát biểu; Chỉ số sản xuất công nghiệp EU, Chủ tịch ECB phát biểu. 13/10, Biên bản cuộc họp FOMC, CPI, đơn xin trợ cấp thất nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 14/10, CPI Trung Quốc, GDP Đức; Doanh thu bán lẻ Hoa Kỳ.