Tiêu đề Tuần 45_Tác động từ việc Trung Quốc tái mở cửa nền kinh tế đối với Việt Nam_221107
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 06/11/2022
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2167 Kb
Tải về: 726
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Ngành BĐS tiếp tục tiêu cực, nhiều cổ phiếu có dấu hiệu bị giải chấp
VN-Index quay đầu giảm điểm 2.9% sau một tuần hồi phục qua đó mất luôn ngưỡng tâm lý 1,000 điểm. Khối ngoại bán ròng và hoạt động giải chấp tại một số cổ phiếu Bất động sản đã có phản ứng dây chuyền tiêu cực lên thị trường. Cùng với đó, diễn biến căng thẳng về thanh khoản và cuộc đua lãi suất của một số Ngân hàng cũng đã tác động bất lợi lên thị trường trong bối cảnh thanh khoản thị trường chứng khoán xuống thấp chờ thông tin. Thị trường giảm điểm trên diện rộng với 19/19 ngành giảm. 1 số ngành giảm mạnh trên 9% gồm Bán lẻ, Viễn thông, Tài nguyên cơ bản. Mùa công bố KQKD cơ bản hoàn thành và thị trường sẽ không còn thông tin hỗ trợ trong khi VN-Index đang quay trở lại vùng điểm nhạy cảm và khó lường. NĐT nên tiếp tục theo dõi, cẩn trọng trong giao dịch chờ các tín hiệu rõ ràng trước khi mở lại vị thế. 
Mùa công bố KQKD quý III cơ bản hoàn thành với phần lớn các Công ty lớn đã công bố báo cáo tài chính. 91% cổ phiếu niêm yết trên HSX và HNX có KQKD quý III tăng trưởng 11.6% so cùng kỳ. 57% số công ty ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương, 15% số công ty công bố thua lỗ. 30/30 cổ phiếu VN30 công bố lợi nhuận tăng trưởng 12% trong khi 19/19 Ngân hàng tăng trưởng 55.2% cùng kỳ. Ngành Ngân hàng đóng góp 90% LNST tăng thêm của toàn thị trường so cùng kỳ, qua đó là động lực tăng trưởng chính trong quý III. Ở chiều ngược lại, ngành Thép, Chứng khoán và Tiêu dùng (VNM, MSN) lại kéo lùi tăng trưởng chung. Với KQKD quý III tăng trưởng 11.6% và nền giá giảm sâu chỉ số P/E và P/B của VN-Index về mức thấp mới lần lượt 10.2 và 1.5 lần.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ giảm điểm trước quan điểm cứng rắn của chủ tịch FED
Sau những phiên hồi phục tốt TTCK giảm lại trung bình 2% trước quan điểm của chủ tịch FED ngay sau cuộc họp chính sách tháng 11. Diễn biến này đi ngược với động thái hồi phục của các thị trường phát triển và các nước khu vực. TTCK Trung Quốc dẫn đầu đà tăng trong khu vực khi ghi nhận mức tăng 5.3% nhờ kỳ vọng mở cửa sớm nền kinh tế. Chỉ số hàng hóa Bcom tăng 3.4%, đóng góp chủ yếu từ sự phục hồi mạnh của giá gas tự nhiên và giá dầu. Sau 1 tuần giảm, USD Index tăng 1.6% nhờ thông tin FED tăng lãi suất thêm 0.75%. Trong tuần tới, cuộc bầu cử quốc hội Hoa Kỳ sẽ diễn ra. Hiện tại Đảng dân chủ của đương kim tổng thống đang nắm giữ 2 viện quốc hội. Kết quả bầu cử sẽ phát đi tín hiệu về đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của nước Hoa Kỳ ít nhất trong 2 năm tới. 
FED nâng lãi suất 0.75% lần thứ 4 liên tiếp lên mức 3.75 - 4% và báo hiệu có thể thay đổi nhịp độ nâng lãi suất trong tương lai. Fed đánh giá chi tiêu và sản xuất của Mỹ chỉ tăng trưởng “khiêm tốn”, đồng thời lưu ý rằng “thị trường việc làm đã tăng trưởng mạnh trong vài tháng gần đây” trong khi lạm phát vẫn rất cao. Fed cho biết “sẽ cực kỳ chú ý tới rủi ro lạm phát” và vẫn cho rằng việc tăng lãi suất sẽ là hợp lý sao cho lãi suất lên mức đủ để kéo lạm phát về mức 2% theo thời gian. Sau đó, bài phát biểu của chủ tịch FED đã “dội gáo nước lạnh” vào kỳ vọng của thị trường về sự giảm tốc của lãi suất. Ông Powell bác bỏ ý tưởng FED có thể sớm dừng tăng lãi suất dù FED có thể bàn tăng lãi suất chậm trong 1-2 cuộc họp tới. Chủ tịch FED cũng cho biết đỉnh lãi suất trong chu kỳ thắt chặt này sẽ cao hơn nhiều so với dự tính hồi tháng 9 và điều này thu hẹp cánh cửa cho một cuộc “hạ cánh mềm”.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Công bố KQKD quý III của các Doanh nghiệp niêm yết.
• Hoạt động bán giải chấp của một số công ty niêm yết.
• Ngày 7/11, Cán cân thương mại Trung Quốc; Chỉ số công nghiệp Đức. 8/11, Doanh thu bán lẻ Anh, EU; Bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ giữa nhiệm kỳ. 9/11, CPI Trung Quốc; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 10/11, Cung tiền M2 và các khoản vay mới Trung Quốc; CPI và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 11/11, Chỉ số sản xuất công nghiệp, cán cân thương mại và GDP Anh; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.