Tiêu đề Tuần 47_Nhìn lại TTCK Trung Quốc_221121
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 20/11/2022
Số trang : 11
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1829 Kb
Tải về: 494
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường đảo chiều với kỳ vọng về các giải pháp hỗ trợ thị trường BĐS và Trái phiếu
Các giải pháp đề xuất hỗ trợ thị trường BĐS và TPDN đã kích hoạt lực cầu bắt đáy quét sạch các lệnh bán giải chấp. VN-Index quay đầu tăng điểm sau phiên giảm mạnh xuống dưới 900 điểm từ hoạt động giải chấp và giải chấp chéo. Chỉ số tăng 1.5% với 9/19 ngành tăng điểm. Những ngành giảm mạnh thời gian qua như Tài nguyên cơ bản, Dịch vụ tài chính, Bất động sản dẫn đầu thị trường tăng lần lượt 14%, 5.2% và 4.9% trong khi Dầu khí, Bán lẻ, Công nghệ vẫn có mức giảm từ 2% – 9%. Trong ngành Bất động sản tăng điểm nhưng vẫn còn một số cổ phiếu vẫn giảm sàn với lượng dư bán lớn. Điều này cho thấy sự phân hóa của thị trường giai đoạn đầu hồi phục và những cổ phiếu gặp vấn đề nội tại vẫn chưa tìm lại được điểm cân bằng. VN-Index đang diễn biến tích cực và nhiều khả năng vượt 986 điểm sẽ tiếp tục củng cố cho khả năng hồi phục và mở ra cơ hội cho hoạt động giao dịch ngắn hạn. 
Bộ GTVT có văn bản gửi UBND 12 tỉnh đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Nhiều tỉnh có dấu hiệu chậm so với tiến độ bàn giao 70% diện tích mặt bằng gói thầu xây lắp trước 20/11 và bàn giao diện tích còn lại trong quý 2/2023. Chính phủ coi chính sách tài khóa trong đó đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng cho nền kinh tế 2023. Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước dự kiến 726 nghìn tỷ, tăng 34% so kế hoạch 2022. Do vậy ngoài thúc đẩy giải ngân đầu tư công 2022, Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị tốt các thủ tục, điều kiện trong 2022 để giải ngân vốn ngay sau khi được giao kế hoạch vốn 2023. Với những bước chuẩn bị kỹ càng, giải ngân đầu tư công sẽ có nhiều cơ hội được đẩy mạnh trong 2023.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ giảm khi lợi tức trái phiếu tăng và thông điệp chiến dịch tăng lãi suất chưa sớm kết thúc
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chững đà hồi phục trước tuyên bố của quan chức FED và lợi tức trái phiếu tăng lại. Các chỉ số chứng khoán chủ chốt có mức giảm trung bình 0.8%. Các chỉ số các nước phát triển Châu Âu tăng nhẹ trong khi ở Châu Á, ngoại trừ Nhật Bản giảm -1%, các thị trường còn lại duy trì mức tăng nhẹ. Thị trường hàng hóa cũng có sự giảm sút đáng kể so tuần trước dẫn đầu là giá dầu giảm 7.9%, các mặt hàng kim loại phần lớn giảm giá ngoại trừ giá quặng sắt tăng gần 9%. Thị trường tiền tệ, chỉ số USD Index tăng nhẹ 0.2% dù vậy đang phân hóa khi giảm giá so với EUR, GPB, nhưng lại tăng giá so với JPY, CNY và nội tệ các nước mới nổi. Trong tuần FED công bố biên bản FOMC, thị trường sẽ có cơ sở đánh giá khả năng tăng lãi suất trong kỳ họp cuối cùng vào tháng 12. 
Sau báo cáo lạm phát tháng 10, các quan chức FED trao đổi về khả năng tăng lãi suất 0.5% vào tháng 12. Chủ tịch chi nhánh San Francisco, Boston, Philadelphia đều thiên về khả năng FED sẽ tăng lãi suất chậm lại. Thị trường sẽ có thêm báo cáo lạm phát trước khi cuộc họp diễn ra đầu tháng 12. Hiện tại NĐT dự báo xác suất tăng 0.5% lên tới 80%. Kết quả bầu cử Quốc hội giữa kỳ cũng tránh cho chính phủ Biden rơi vào thế khó khi Đảng dân chủ đã nắm ít nhất 50 ghế để giữ lại Thượng viện trong khi đã  mất Hạ viện vào tay Đảng Cộng hòa. Điều này ngăn không cho Đảng cộng hòa rút lại các sáng kiến Tổng thống Biden trong 2 năm qua cũng như ngăn Đảng cộng hòa triển khai sáng kiến thuế trước cuộc bầu cử tổng thống 2024. Qua cuộc bầu cử nguy cơ xáo trộn về chính sách tại Hoa Kỳ đã giảm đáng kể so với lo ngại trước đó.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới và hoạt động mua vào của khối ngoại.
• Lực cầu bắt đáy mạnh mẽ trước mùa World Cup (Hoạt động giao dịch thường không sôi động và dòng tiền yếu hoạt động này xảy ra trong quá khứ).
• Ngày 22/11, Doanh thu bán lẻ Canada; Chỉ số niềm tin tiêu dùng EU. 23/11, PMI Australia; Biên bản chính sách tiền tệ New zealand; PMI dịch vụ và công nghiệp EU, Anh, Hoa Kỳ; Đơn đặt hàng hóa lâu bền, doanh thu bán nhà mới và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 24/11, Biên bản FOMC, Biên bản tiền tệ ECB.