Tiêu đề Tuần 04_Dự báo số lượng cổ phiếu mua/bán các ETF nội kỳ cơ cấu Quý 1/2024_20240122
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 22/01/2024
Số trang : 17
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1858 Kb
Tải về: 216
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Xu hướng tăng điểm củng cố nhờ sự tích cực các cổ phiếu lớn và tiền luân chuyển
VN-Index tăng 2.3%, duy trì 4 tuần tăng điểm nhờ đà tăng từ các cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu BID, VCB, CTG đóng góp 46% số điểm tăng của VN-Index. Thị trường phân hóa mạnh với 59% cổ phiếu và 7/18 ngành tăng điểm. Vận động luân chuyển dòng cổ phiếu diễn ra nhanh trong bối cảnh thanh khoản suy giảm. Các ngành Bán lẻ, Hàng cá nhân & gia dụng và Ngân hàng dẫn đầu đà tăng từ 1.4% - 5.7% trong khi Truyền thông, Bảo hiểm, Dầu khí giảm từ 1.7% - 3.5%. Khối ngoại quay lại mua ròng 28 triệu USD tuy nhiên dòng vốn nội có dấu hiệu chững trong tuần đón nhận thông tin KQKD quý IV và Quốc hội bất thường thông qua các luật quan trọng. NĐT cân nhắc giảm bớt tỷ trọng nắm giữ khi cổ phiếu tăng nhanh trong quá trình VN-Index tiến gần ngưỡng tâm lý 1,200 điểm đồng thời canh mua tại phiên rung lắc cho hoạt động giao dịch ngắn hạn.
Tính đến 19/1, 2 sàn HSX và HNX đã có 104 công ty, chiếm 13.5%, đã công bố KQKD quý IV. LNST thị trường đạt 2.4 nghìn tỷ, tăng 40.7% so với cùng kỳ 2023. 74% số công ty có KQKD lãi trong khi 63% công ty có tăng trưởng dương so cùng kỳ. Nhóm công ty có lợi nhuận tăng trưởng tốt gồm SLS, MBS, NTP, SBA, VDS trong khi các công ty đẫn đầu sụt giảm lợi nhuận gồm PGD, EVS, PSD, S4A và HVX. Các công ty sớm công bố KQKD hầu hết là các cổ phiếu vừa và nhỏ đang có chuyển biến lợi nhuận khá tốt. Hoạt động công bố KQKD quý IV sẽ tập trung trong 2 tuần tới với kỳ vọng sẽ tăng trưởng dương sau 3 quý đầu năm suy giảm.
 
TTCK THẾ GIỚI
KQKD quý IV tích cực chặn đà giảm các chỉ số CK Hoa Kỳ
Lãi suất Chính phủ Hoa Kỳ 10y tăng trên 4% phản ứng trước dữ liệu việc làm tốt và thông điệp cứng rắn các thành viên FED và ECB qua đó đã kéo các TTCK giảm điểm. TTCK Hoa Kỳ kịp hồi phục kết thúc chuỗi 3 phiên giảm điểm khi KQKD các công ty niêm yết tích cực. Các chỉ số CK Hoa Kỳ đi ngang trong tuần và chỉ số EU 600 giảm 0.85%. TTCK Châu Á phân hóa, Nekkei 225 duy trì đà tăng tốt 1% thì ở chiều ngược lại Shanghai kéo dài chuỗi giảm thất vọng 1.7%. Cùng với mức tăng của Trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, chỉ số DXY tăng 1.1%. Nhóm kim loại quý giảm trên 1% tuy nhiên chỉ số hàng hóa vẫn tăng 0.5% nhờ giá dầu phục hồi 2.4%. Một số NHTW sẽ có cuộc họp chính sách tuần tới và cũng có tác động đáng kể lên các thị trường.
GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.2% quý IV, so với kỳ vọng 5.3%, đóng góp mức tăng 5.2% năm 2023. Trong tháng 12, doanh số bán lẻ tăng 7.4% so với kỳ vọng 8%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6.8% so kỳ vọng 6.6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 16-24 ở mức 14.9% trong tháng 12. Dữ liệu kinh tế vĩ Trung Quốc đang cho thấy sự phát triển không đồng đều và dưới mức kỳ vọng. Cùng với đó, quan chức FED và ECB đều thể hiện quan điểm diều hâu về lãi suất trong năm 2024. Ông Waller nhận định FED không vội giảm lãi suất và có thể không cắt giảm nhiều như kỳ vọng trong khi thống đốc Áo, thành viên ECB, nhận định ECB không thể đưa thông báo cắt giảm lãi suất trừ khi thấy rõ lạm phát hướng về 2%. Những thông tin này đang ảnh hưởng đến nhận định NĐT về triển vọng kinh tế thế giới và TTCK.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• KQKD quý IV của các công ty niêm yết.
• VN-Index phản ứng trước ngưỡng tâm lý 1,200 điểm.
• 22/1, Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 và 5 năm Trung Quốc. 23/1, Lãi suất, biên bản chính sách tiền tệ Nhật Bản; chỉ số niềm tin tiêu dùng EU. 24/1, Chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ Anh, Nhật, EU, Hoa Kỳ; Lãi suất và báo cáo chính sách tiền tệ NHTW Canada; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 25/1, Lãi suất, biên bản chính sách tiền tệ ECB; GDP công bố lần đầu, tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ. 26/1, CPI Nhật, chỉ số PCE lõi Hoa Kỳ.