Tiêu đề Tuần 14_Dự báo thay đổi danh mục VNDiamond Index kỳ Q1/2024_240331
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 31/03/2024
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1966 Kb
Tải về: 282
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Khối ngoại thực hiện 14 phiên bán ròng liên tiếp
Nhịp rung lắc tiếp tục tái lập trong quá trình chỉ số nỗ lực tiếp cận vùng tâm lý 1,300 điểm. VN-Index tăng nhẹ 0.2% trong tuần khối ngoại đẩy mạnh bán ròng. Khối ngoại thực hiện bán ròng 182 triệu USD, đưa mức bán ròng lên 352 triệu USD trong tháng 3. Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền, VN-Index vẫn chưa có sự bứt phá hẳn khỏi vùng tích lũy. Đà luân chuyển dòng tiền vẫn đang được duy trì qua đó giảm áp lực từ chuỗi bán ròng từ khối ngoại. Các ngành bán lẻ, công nghệ thông tin, xây dựng và VLXD tăng trên 1% trong khi thực phẩm và đồ uống, dầu khí giảm trên 1%. Nhịp hút tín phiếu của NHNN đang chậm lại và mùa công bố KQKD quý I đang là thông tin hỗ trợ trong ngắn hạn để NĐT có thể tận dụng cơ hội rung lắc để nâng dần tỷ trọng cổ phiếu.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%yoy, cao hơn quý I các năm 2020-2023, trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68% tăng trưởng GDP, cải thiện đáng kể so với 2023. Tổng mức BLHH và DTDV tháng 3 và quý I tăng 9.2% và 8.2%yoy. Tính đến 25/3, Tăng trưởng tín dụng tăng 0.26%, FDI đăng ký và thực hiện tăng 13.4%yoy và 7.1%yoy. Thặng dư ngân sách Q1 đạt 146 nghìn tỷ. Kim ngạch XK và XK tăng 17%yoy và 13.9%, xuất siêu 8.08 tỷ USD. CPI tăng 3.77%, lạm phát cơ bản tăng 2.8%. Giá vàng và USD tăng 22.7% và 4.3%yoy. Khách quốc tế tăng 72%yoy. Tăng trưởng kinh tế duy trì động lực tích cực từ cuối năm trước nhờ sản xuất và xuất khẩu hồi phục tuy nhiên giá vàng và tỷ giá tăng mạnh tạo áp điều hành chính của SBV.
 
TTCK THẾ GIỚI
S&P 500 ghi nhận quý I tăng tốt nhất kể từ 2019
Các chỉ số CK Hoa Kỳ duy trì đà tăng và ghi nhận mức tăng bình quân 0.2% trong tuần. Tính chung quý I, chỉ số S&P 500, Dow Jones và Nasdaq tăng lần lượt 10.2%, 5.6% và 9.1%. Riêng chỉ số S&P 500 lập lỷ lục mới và ghi nhận mức tăng quý tốt nhất kể từ 2019. Xu hướng tăng giá tương đồng tại Châu Âu. Chỉ số EU600 tăng 0.6% trong khi các chỉ số CK chủ chốt Đức, Pháp lập đỉnh kỷ lục mới. TTCK Châu Á kém tích cực với mức giảm -1.3% của Nikkei 225 và -1.9% CK HongKong. Chỉ số DXY +0.5% đã không cản được đà tăng của thị trường hàng hóa +1.4%. Ngoại trừ giá thép giảm -5%, các loại hàng hóa tăng trên diện rộng, tiêu biêu dầu +3.1%, vàng +2.4%, Cacao +14%. CPI tại các quốc gia chủ chốt và cuộc họp OPEC là thông tin lưu ý trong tuần tới.
Cục thống kê Trung Quốc, LN các DN công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng 10.2%, sau khi giảm 2.3% năm 2023, qua đó kết thúc chuỗi giảm kể từ tháng 6/2022. Dữ liệu này đang củng cố động lực tăng trưởng vững chắc hơn trong năm nay nhờ nhu cầu nước ngoài phục hồi và chính sách kích thích tiêu dùng đổi hàng cũ lấy hàng mới. Tuy nhiên triển vọng kinh tế vẫn bị kìm hãm bởi áp lực giảm phát vẫn kéo dài khi nhu cầu trong nước ảm đạm do giá bất động sản sụt giảm dai dẳng và niềm tin của người tiêu dùng suy yếu. TT BĐS tiếp tục là mắt xích yếu và tác động tiêu cực đến nợ xấu của các Ngân hàng. Các Ngân hàng lớn như Bocom, ICBC ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận thấp và nợ xấu gia tăng. Các chuyên gia cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa ĐHCĐ và KQKD quý I dự kiến của các Doanh nghiệp niêm yết.
• 1/4, PMI Nhật, Canada, Trung Quốc và Hoa Kỳ. 2/4, Khảo sát triển vọng kinh doanh NHTW Canada; Biên bản chính sách tiền tệ Úc; CPI Đức, PMI Anh, EU; Đơn đặt hàng nhà máy và thành viên FOMC phát biểu. 3/4, PMI Trung Quốc, Hoa Kỳ; CPI và tỷ lệ thất nghiệp EU; Cuộc họp OPEC. 4/4, Cán cân thương mại và Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 5/4, Tỷ lệ thất nghiệp và thay đổi bảng lương phi nông nghiệp Hoa Kỳ.