Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 28_VN-Index chưa thoát khỏi xu hướng phân hóa và giao dịch giằng co_230710

  • Ngày đăng

    09/07/2023

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    372

Báo cáo chi tiết

TTCK VIỆT NAM

VN-Index nhích tăng dần nhờ nâng đỡ từ nhóm cổ phiếu Ngân hàng
Thị trường diễn biến giằng co với biên độ rộng. VN-Index kịp hồi phục sau 1 phiên rung lắc mạnh và vẫn ghi nhận mức tăng 1.6%. Xu hướng và tâm lý dần ổn định với sự dẫn dắt của cổ phiếu Ngân hàng và lan tỏa sang các nhóm cổ phiếu khác. 14/19 ngành tăng điểm, dẫn đầu là ngành hóa chất, dầu khí và bán lẻ với mức tăng lần lượt 6.9%, 5.5% và 5%. Cổ phiếu có vốn hóa vừa thuộc các ngành chưa tăng hoặc đã có thời gian tích lũy đang hút dòng tiền. Khối ngoại bán ròng trên 1 nghìn tỷ đang kìm hãm đà hồi phục của chỉ số. VN-Index còn tiếp tục giằng co trước mùa công bố KQKD, để có thể tiến tới các ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1,150 và 1,200 điểm. NĐT cân nhắc chuyển dịch sang nhóm cổ phiếu vừa theo vận động của dòng tiền.
Bộ KH-ĐT xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng GDP ở mức 6% và 6.5% (quý III và quý IV lần lượt 6.8%, 9% và 7.4%, 10.3%). 2 kịch bản này đều rất thách thức trong bối cảnh hiện tại. Các nhóm giải pháp 6 tháng cuối năm gồm: (1) Tăng cường phân tích dự báo quốc tế, trong nước; (2) Giữ bằng được ổn định vĩ mô, tập trung điều hành hàng hóa, chính sách tài khóa, tiền tệ và (3) Rà soát động lực tăng trưởng, tháo gỡ cho doanh nghiệp và động lực xuất khẩu. Khó khăn của nền kinh tế cũng phản ánh qua cầu tín dụng của nền kinh tế. Mặc dù NHNN đã thực hiện 4 lần hạ lãi suất nhưng tăng trưởng tính 6 tháng mới tăng 4.2% so với mục tiêu 14-15% do một số lý do như suy giảm đầu tư và tiêu dùng; Tồn kho, thiếu đơn hàng, TT BĐS chưa sôi động và Doanh nghiệp vừa nhỏ khó tiếp cận tín dụng.
 
TTCK THẾ GIỚI
Down Jones ghi nhận tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 3
Thu nhập bình quân giờ làm tăng và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm càng củng cố cho quan điểm tiếp tục tăng lãi suất trước đó của FED. DJ có mức giảm mạnh 1.9% so với mức giảm bình quân 1.3% của các chỉ số CK Hoa Kỳ. TTCK Châu Âu và Châu Á cùng đều đồng loạt giảm điểm. Chỉ số EU600 giảm 3.1% trong khi Nhật Bản và HongKong dẫn đầu mức giảm Châu Á, lần lượt ghi nhận giảm 2.4% và 2.9%. Chỉ số DXY quay đầu giảm nhẹ 0.6% và vẫn giảm 4.4%yoy. Giá năng lượng hồi phục mạnh giúp chỉ số hàng hóa tăng 2.2%. Các thị trường vẫn xoay quanh thông tin dự đoán về việc FED tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 7. Những thông vĩ mô Trung Quốc công bố tuần tới ảnh hướng đến các thị trường.
Biên bản FOMC tháng 6 cho thấy sự bất đồng nội FED. 16/18 thành viên dự báo ít nhất có 1 đợt tăng lãi suất và 12 thành viên dự báo có ít 2 đợt tăng trong năm 2023. Các thành viên ủng hộ tăng 0.25% khi thị trường lao động thiếu nhân lực, nền kinh tế vững và ít dấu hiệu cho thấy lạm phát giảm về mức mục tiêu 2%. Nhiều thành viên cũng cho rằng FED nên hãm tốc độ siết chặt chính sách để có thêm thời gian đánh giá tác động. Khảo sát CNBC với 400 nhà quản lý quỹ, 61% cho rằng thị trường bước vào đợt tăng giá mới và kinh tế Hoa Kỳ sẽ vượt qua suy thoái năm 2023. TTCK vượt qua thử thách tăng lãi suất, trần nợ công và đổ vỡ ngân hàng từ đầu năm, những dữ liệu kinh tế không tiêu cực như dự báo dần mang lại niềm tin cho phố Wall.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Dòng tiền vận động phân hóa trước mùa công bố KQKD quý II;
• Thông tin thêm về lãnh đạo các công ty năng lượng tái tạo;
• 10/7, CPI, các khoản nợ mới và cùng tiền M2 Trung Quốc. 11/7, Tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập lương bình quân Anh. 12/7, Lãi suất điều hành NewZealand; CPI và dữ trữ đầu thô Hoa Kỳ; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ NHTW Canada. 13/7, Tỷ lệ thất nghiệp Australia; GDP Anh; PPI và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 14/7, Chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu bán lẻ và GDP Trung Quốc.
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh