Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 05_Tiềm năng TTCK Việt Nam khi được các tổ chức MSCI, FTSE nâng hạng_20240129

  • Ngày đăng

    28/01/2024

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1043

Báo cáo chi tiết

TTCK VIỆT NAM

Áp lực chốt lãi trong tuần đổi dòng sang nhóm cổ phiếu vừa
VN-Index giảm 0.5% trước áp lực chốt lãi và hoạt động chuyển dòng cổ phiếu, qua đó chấm dứt chuỗi 4 tuần tăng điểm. Các cổ phiếu lớn ngành ngân hàng điều chỉnh sau nhiều tuần tăng tốt tạo áp lực điều chỉnh lên chỉ số. Dòng tiền vận động sang các cổ phiếu chưa tăng hoặc cổ phiếu quy mô vừa trong bối cảnh thanh khoản không tăng trưởng. Thị trường phân hóa trước KQKD quý IV khi có 40% cổ phiếu và 8/18 ngành tăng điểm. Tiếp theo hoạt động mua ròng tuần trước, khối ngoại mua ròng 42 triệu USD là điểm tích cực. Thị trường đang có sự phân hóa theo KQKD, và hoạt động công bố KQKD quý IV sẽ cơ bản hoàn thành trong tuần tới. NĐT có thể cân nhắc theo chiến lược tuần trước, chốt lãi 1 phần các cổ phiếu tăng mạnh và canh mua lại trong phiên rung lắc khi xu hướng chưa rõ ràng và tâm lý thận trọng trước kỳ nghỉ Lễ.
Tính đến 26/1, 2 sàn HSX và HNX đã có 352 công ty, chiếm 45.8%, đã công bố KQKD quý IV. LNST thị trường đạt 10.5 nghìn tỷ, tăng 18.8% so với cùng kỳ 2023. 81% số công ty có KQKD lãi trong khi 56% công ty có tăng trưởng dương so cùng kỳ. Nhóm công ty có lợi nhuận tăng trưởng tốt gồm PDR, VIX, SSI, APG, APS trong khi các công ty dẫn đầu sụt giảm lợi nhuận gồm DGC, TC6, PHR, PSH và VSH. Các công ty có LNST tuyệt đối tăng mạnh đang thuộc về nhóm cổ phiếu chứng khoán. Chỉ có 2 công ty FPT và SSI trong nhóm VN30 công bố lợi nhuận. Nhiều ngân hàng đã thông báo sơ bộ tích cực nhưng chưa ra báo cáo chính thức. KQKD quý IV thời điểm hiện tại đang khá tích cực và sẽ tăng trưởng dương cùng kỳ sau 3 quý giảm liên tiếp.
 
TTCK THẾ GIỚI
CK Hoa Kỳ duy trì đà tăng nhờ các thông tin vĩ mô tích cực
GDP quý 4/2023 của Hoa Kỳ tăng 3.3%, vượt xa dự báo 2% của các tổ chức tài chính, cùng với tín hiệu khích lệ lạm phát khi PCE chỉ tăng 2% là yếu tố thúc đẩy thị trường chứng khoán. Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ tăng bình quân 0.6% hòa với mức tăng 1.9% của EU600 và 2.7% của Shanghai Index. Tín hiệu tích cực nền kinh tế cũng giúp chỉ số DXY tăng 0.32%, qua đó tăng 2.6% trong 1 tháng sau khi đã suy yếu vào cuối năm 2023. Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng tốt cũng thúc đẩy giá dầu tăng mạnh 5.0%, khí tăng 4.5% và các kim loại hồi phục qua đó góp phần lớn cho đà tăng 2.7% của chỉ số hàng hóa. Trong tuần tới, Châu Âu công bố GDP và đặc biệt là cuộc họp chính tháng 1 của FED sẽ có tác động đến các thị trường.
Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0.5%, giải phóng thêm 139 tỷ USD thanh khoản dài hạn cho nền kinh tế từ đầu tháng 2/2024. Năm 2023, PBoC đã hai lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Bối cảnh hạ lãi suất diễn ra khi NIM của các ngân hàng thấp kỷ lục, TTCK Trung Quốc và HongKong giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế, ngành BĐS không như kỳ vọng dù đã thực thi nhiều chính sách hỗ trợ. Chủ tịch BPoC cho biết rủi ro tài chính nằm trong tầm kiểm soát, cơ quan này sẽ đẩy mạnh các biện pháp phản chu kỳ, Nhân dân tệ giữ ở mức cân bằng hợp lý và do thị trường quyết định. Giảm mạnh dự trữ bắt buộc đang cho thấy BPOC đang quyết đoán hơn khi chính sách tiền tệ các quốc gia chủ chốt sẽ thu hẹp cách biệt và mở thêm dư địa điều hành chính sách tiền tệ.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quý I năm 2024.
• Công bố KQKD quý IV và năm 2023.
• 30/1, GDP quý IV công bố lần đầu của EU; Tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản; Chỉ số niềm tin dùng Hoa Kỳ . 31/1, CPI Australia; PMI Trung Quốc; CPI Đức, Pháp; GDP Canada; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 1/2, Lãi suất và báo cáo tiền tệ FOMC và BOE; PMI Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 2/2, Thu nhập bình quân giờ làm, thay đổi bản lương phi nông nghiệp và tỷ lệ trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ.
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh