Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 13_Chính sách tiền tệ Nhật Bản và liên hệ tới Việt Nam_240324

  • Ngày đăng

    24/03/2024

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    257

Báo cáo chi tiết

TTCK VIỆT NAM

VN-Index xác lập đỉnh ngắn hạn trong 18 tháng
Dòng tiền bắt đáy mạnh mẽ giúp VN-Index tăng 1.4% trong tuần rung lắc mạnh và HĐTL đáo hạn. 42% cổ phiếu và 9/18 ngành tăng điểm nhưng VN-Index vẫn tăng khá nhờ sự tăng giá tích cực của nhóm cổ phiếu Ngân hàng. Các ngành y tế, ô tô và phụ tùng, ngân hàng tăng trên 2% trong khi truyền thông, thực phẩm và đồ uống, bảo hiểm giảm trên 1%. Nhóm Ngân hàng phục hồi sau gần 2 tuần điều chỉnh là động lực cho VN-Index tạo đỉnh mới trong năm 2024. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 65 triệu USD, nâng tổng giá trị bán ròng lên 168 triệu USD trong tháng 3 đang kìm hãm đà tăng của chỉ số. NĐT có thể tận dụng cơ hội rung lắc để nâng dần tỷ trọng cổ phiếu trong quá trình chỉ số hướng tới các vùng cao mới.
Ngày 19/3, BIDV điều chỉnh giảm 1 đồng loạt từ 0.1% -0.2% với các kỳ hạn. Trong tháng 3, 20 ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm. Với kỳ hạn 12 tháng, chỉ có 8 ngân hàng áp dụng lãi suất trên 5%, các ngân hàng còn lại đều huy động dưới 5%. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp kỷ lục và thanh khoản vẫn dồi dào tạo điều kiện cho SBV hút tín phiếu 28 ngày với quy mô 144.7 nghìn tỷ nhằm ổn định thị trường ngoại hối. Ngoài ra SBV cũng chỉ đạo quyết liệt công bố lãi suất cho vay bình quân qua đó cung cấp thêm thông tin cho khách hàng tiếp cận vốn vay. Quy định tăng tính minh bạch của ngành ngân hàng sẽ đẩy nhanh giảm giá vốn vay thực chất cho nền kinh tế.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các chỉ số CK chủ chốt toàn cầu liên tiếp đạt đỉnh mới
Thông tin FED dự báo 3 lần giảm lãi suất năm 2024, với sự dẫn dắt cổ phiếu công nghệ, các chỉ số CK Hoa Kỳ lập đỉnh mới trong phiên 21/3 với mức tăng bình quân 2.6% trong tuần. Chỉ số EU600 tăng 1%, trong đó chỉ số CK Đức và Pháp đều đạt đỉnh mới. TTCK Nhật Bản cũng đạt đỉnh mới với mức tăng 5.8% trong tuần. Cùng với nhận định tích cực từ FED về triển vọng kinh tế, chỉ số DXY tăng 0.7%. Chỉ số hàng hóa cũng tăng 1.4%, đóng góp chủ yếu từ mức tăng bình quân 5% từ quặng sắt, thép và thép HRC, gas tự nhiên. Khẩu vị đầu tư rủi ro trên toàn cầu vẫn chiếm ưu thế giúp các TT tăng điểm tốt trong vài tuần gần đây.
FOMC giữ nguyên lãi suất 5.25-5.5%, mức cao nhất trong 23 năm, trong kỳ họp chính sách tháng 3. Các thành viên dự báo 3 lần giảm lãi suất 0.25% năm 2024 và 3 lần giảm trong 2025 (giảm 1 lần so với dự báo trước). FED nâng dự báo tăng trưởng 2024 lên 2.1% so với mức 1.4% tháng 12/2023. PCE dự báo tăng 0.2% lên 2.6% và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4%. FED không có thay đổi so với tuyên bố tại kỳ họp tháng 1, ngoại trừ đánh giá việc làm tăng trưởng mạnh hơn so dự báo trước đó. Quá trình thu hẹp bản CĐKT cũng chưa có thông tin thêm. Kỳ họp tháng 3 do vậy tương đồng với dự báo và các tuyên bố trước đây của FED.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa ĐHCĐ và KQKD quý I dự kiến của các Doanh nghiệp niêm yết.
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 3/2024
•25/3, Biên bản chính sách tiền tệ BOJ, Doanh thu nhà xây mới. 26/3, Đơn đặt hàng lâu bền và chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 27/3, CPI Úc, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 28/3, Doanh thu bán lẻ Úc; GDP lần cuối Anh, Canada, Hoa Kỳ; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và chỉ số niềm tin Hoa Kỳ. 29/3, CPI, tỷ lệ thất nghiệp Nhật; Cán cân thương mại và chỉ số PCE Hoa Kỳ.
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh