Ngày đăng
28/10/2024
Tên chuyên viên
Nguyễn Giang Anh
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Lượt tải về
0
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ giảm phần lớn các phiên trong tuần, cổ phiếu phân hóa theo mùa công bố KQKD
Không còn kỳ vọng FED giảm lãi suất nhanh sau tuyên bố của các thành viên FOMC, các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm phần lớn các phiên trong tuần. 160 công ty S&P 500 công bố KQKD với mức tăng 3.4% kém so với kỳ vọng thị trường. Thị trường phân hóa mạnh, Tesla tăng 22% trước thông tin tích cực trong khi IBM giả 6% trong phiên giao dịch vào thứ 5. Chỉ số hàng hoá tiếp tục giảm trong khi DXY và TP Hoa Kỳ duy trì đà tăng giá.
- TTCK Hoa Kỳ giảm bình quân 0.9%, EU600 -1.1%, Nikkei 225 -2.1%; TT Trung Quốc tiếp tục phục hồi với mức tăng bình quân +1%.
- Chỉ số hàng hóa tăng 0.3%; đóng góp từ giá năng lượng (dầu +2.7%, gas +11.7%), giá kim loại quý sau chuỗi thời gian tăng đã chững giá (vàng giảm nhẹ -0.1%, bạc -1.7%).
- Chỉ số DXY +0.6% và TP Hoa Kỳ 10y tăng +0.12% trước các dữ liệu tích cực kinh tế Hoa Kỳ.
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu 0.1% xuống 3.2% năm 2025 và giữ nguyên dự báo 3.2% năm 2024, lạm phát giảm từ 5.8% xuống 4.3% năm 2025. Tổ chức này đánh giá rủi ro địa chính trị, chính sách bảo hộ ảnh hưởng kinh tế toàn cầu. IMF cũng lo ngại nợ công toàn cầu, dự kiến đạt 100 nghìn tỷ USD tương đương 93% GDP toàn cuối năm nay và hạ dự báo tăng trưởng Trung Quốc 0.2% xuống còn 4.8% năm 2024 trước cuộc khủng hoảng BĐS.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ; CPI Úc, EU; GDP công bố lần đầu Hoa Kỳ, EU, Canada; Lãi suất và báo cáo chính sách tiền tệ BOJ; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ là thông tin chú ý trong tuần tới.
TTCK VIỆT NAM
Áp lực giảm điểm gia tăng khi VN-Index giảm dưới vùng hỗ trợ ngắn hạn
Các cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt suy yếu, VN-Index giảm 2.6% với thanh khoản giảm 5% so tuần trước. SBV phát hành tín phiếu trước áp lực tỷ giá gia tăng và khối ngoại tiếp tục bán ròng tạo áp lực không nhỏ lên diễn biến thị trường tuần qua.
- Các cổ phiếu Ngân hàng giảm trên diện rộng đóng góp hơn 1/2 số điểm giảm cho VN-Index. Ngoài ra, các cổ phiếu chủ chốt khác cũng suy yếu nhần chìm nỗ lực hồi phục trong tuần.
- Tâm lý và dòng tiền suy yếu, thị trường giảm trên diện rộng với 18/18 ngành. Ngành Hóa chất, Dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản giảm từ 2.6% - 5.9%.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng 32 triệu USD so với mức bán ròng 80 triệu USD tuần trước.
Tâm lý và dòng tiền tiếp tục suy yếu, hoạt động giao dịch trong vùng giá được lưu ý, theo đó NĐT có thể tận dụng các nhịp giảm giá để tăng tỷ trọng cổ phiếu tập trung vào các cổ phiếu có KQKD quý III và triển vọng 2024 tích cực.
Tính đến 25/10, 620/1664 công ty trên 3 sàn đã công bố KQKD quý III với mức tăng trưởng 19%. KQKD quý III đang có sự phân hóa rõ rệt. Thị trường có 53% số công ty có lợi nhuận tăng trưởng dương và 19% số công ty thua lỗ. Nhóm đóng góp tăng trưởng lợi nhuận tuyệt đối gồm LPB, TCB, MSN, FPT trong khi HND, VGC, AGG, ACB giảm so cùng kỳ.
Chính phủ đề xuất một số chỉ tiêu trong năm 2025 cơ bản như: tăng trưởng GDP 6.5-7%, GDP bình quân đầu người 4,900 USD, CPI khoảng 4.5%, tăng trưởng tín dụng 15%, thu ngân sách cao hơn 5% so với 2024, hoàn thành 3,000 km đường bộ cao tốc.
29/03/2025
13 Lượt tải xuống
22/03/2025
5 Lượt tải xuống
Tải xuống16/03/2025
0 Lượt tải xuống
Tải xuống09/03/2025
2 Lượt tải xuống
Tải xuống02/03/2025
2 Lượt tải xuống
Tải xuống23/02/2025
2 Lượt tải xuống
Tải xuống