Báo cáo chiến lược

20160309_BSC_Vietnam Monthly Review_VN_2016M02_Public

  • Ngày đăng

    09/03/2016

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1162

Báo cáo chi tiết

Dự báo vĩ mô tháng 3/2016

Nhiều yếu tố vĩ mô có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất trong tháng 3 tới. Đáng chú ý nhất là biến động mạnh của giá hàng hóa thế giới. Xu hướng giá chủ đạo là tăng, trải dài từ nhóm năng lượng (dầu, khí đốt), tới nhóm nông sản (điển hình là đường, cao su, thịt gia súc), và đặc biệt là nhóm kim loại (nickel, thiếc, thép xây dựng, đồng, kẽm…). Chưa có đủ yếu tố để khẳng định đà tăng giá hàng hóa trong thời gian tới, tuy nhiên diễn biến trên mang ý nghĩa tích cực trong ngắn hạn: Một mặt, gia tăng chi phí sản xuất, theo đó đẩy giá thành đầu ra cho doanh nghiệp; Mặt khác, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc quản trị hàng tồn kho khi giá tăng. Dù vậy, đà tăng của giá hàng hóa chưa cho thấy sự bền vững. Do đó, tác động tích cực đối với nền kinh tế từ việc giá hàng hóa tăng có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn.

Ngoài ra, kỳ tổng kết hoạt động kinh doanh cuối quý 1 và kỳ họp của Quốc hội trong tháng 3 cũng ít nhiều hé lộ sức khỏe và triển vọng kinh tế trong thời gian tới.

 

Triển vọng thị trường tháng 3/2016

Thị trường thế giới và thị trường hàng hóa trong tháng 2 tiếp tục diễn biến phức tạp. Các chỉ số chứng khoán chủ chốt đồng loạt giảm trung bình 10%, giá dầu giảm 22% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 2. Sự dịch chuyển dòng vốn khiến cho các thị trường vàng , hàng hóa, và tiền tệ biến động tăng giảm rất phức tạp. Tuy nhiên nửa sau tháng 2, cùng với sự đi lên của các hàng hóa chủ chốt, thị trường chứng khoán các nước khu vực đã hồi phục nhanh chóng và tác động tích cực đến thị trường Việt Nam vốn không bị ảnh hưởng tâm lý tiêu cực do trùng với kỳ Nghỉ Lễ Tết. Kết thúc tháng giao dịch, các thị trường chứng khoán chủ chốt đều tăng lại vùng giá cuối tháng 1, qua đó giảm sức ép rút vốn của khối ngoại ở các thị trường. Hoạt động rút ròng của khối ngoại trong tháng 2 đã giảm mạnh so với tháng 1. Một vài thị trường khu vực khối ngoại đã mua ròng trở lại như Taiwan, Indonesia, Thainland và Sri Lanka. Đây là chuyển biến khá tích cực sau một thời gian rút ròng vốn kéo dài kể từ tháng 8/2015.

Trong nửa đầu tháng 3, các yếu tố thuận vẫn tiếp tục được duy trì như sự vận động cùng chiều của thị trường thế giới, khối ngoại mua ròng, dòng vốn nội tăng trưởng tốt, thị trường có nhiều thông tin hỗ trợ từ thông tin kinh tế vĩ mô quý I, KQKD quý I và ĐHCĐ của các Doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục giúp thị trường duy trì xu hướng tăng điểm. Những chuyển biến tích cực ngắn hạn của thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa thế giới sẽ tạo điều kiện cho dòng tiền nội đẩy mạnh luân chuyển trong tháng 3. Tuy nhiên, với tốc độ tăng giá nhanh như tháng 2, thị trường sẽ không còn duy trì được lợi thế mặt bằng giá thấp, hoạt động chốt lãi ngắn hạn đẩy nhanh quá thị trường phân hóa và bước vào chu kỳ tích lũy vào nửa cuối tháng 3. Chu kỳ tăng trong quý I và giảm lại trong quý II hàng năm cần được lưu ý trong năm 2016, đặc biệt trong bối cảnh các kênh đầu tư quốc tế đang biến động rất phức tạp và khó lường.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh