Như quan điểm của chúng tôi đã trình bầy trong Báo cáo Triển vọng ngành năm 2016, và cập nhật lại trong Báo cáo quý 3/2016, thực sự việc chọn ngành đầu tư trở nên khó khăn hơn các năm trước khi tính từ đầu năm, LargeCap (+31.6%) có mức tăng điểm ấn tượng nhất, nhóm MidCap và BCs đều tăng +28.3%, SmallCap (+22.6%), Penny (+11.7%). Trong 9T2016, đa phần những chủ đề đầu tư và các cổ phiếu khuyến nghị của chúng tôi đều tăng trưởng như kỳ vọng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những nhóm ngành và cổ phiếu có diễn biến không như dự báo.
Việt Nam đang ở đâu trong chu kỳ kinh tế? Khó để đánh giá về chu kỳ hiện tại do kinh tế những nước mới nổi như Việt Nam sẽ phụ thuộc lớn vào chính sách của những nước như Trung Quốc hay Mỹ, châu Âu. Theo định nghĩa của các giai đoạn kinh tế, Việt Nam vẫn đang nằm ở giữa giai đoạn Hồi phục và Đầu tăng tốc (Initial Recovery và Early Upswing trước khi đến Late Upswing – Slowdown – Recession) với những đặc điểm là Tăng trưởng với lạm phát thấp, lạm phát bắt đầu tăng nhẹ, lãi suất ngắn hạn ở mức thấp, lợi suất trái phiếu ở mức thấp / giảm. Đây là giai đoạn thích hợp đầu tư cổ phiếu hơn so với các kênh đầu tư khác. Chúng tôi cũng lưu ý, tăng trưởng tín dụng dự báo 2016 đạt 18 – 20%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến GDP, lãi suất và lạm phát. Tăng trưởng tín dụng sẽ cùng chiều với tăng cung tiền (lạm phát tăng) và tăng huy động vốn (lãi suất tăng). BSC dự báo mặt bằng lãi suất vẫn sẽ ở mức thấp và ổn định trong những tháng cuối năm, điều kiện thuận lợi cho đầu tư cổ phiếu.
Các rủi ro mà chúng tôi cho rằng cần lưu ý nhất: (1) Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng tốt nhờ Chính phủ tăng chi tiêu với Đầu tư bởi các doanh nghiệp nhà nước tăng 21.4% và Chi tiêu ngân sách của Chính phủ Trung Quốc tăng 12.7% trong 8T2016 (2) Sự lan rộng của chủ nghĩa dẫn tộc sau Brexit, đặc biệt là tại châu Âu nơi sẽ có nhiều sự thay đổi về lãnh đạo các quốc gia (3) Các bước vận động cuối cùng của các ứng viên Tổng thống Hoa kỳ lần thứ 58 và (4) Sự leo thang của IS tại Trung Đông. Thị trường cũng sẽ nóng lạnh cùng các cuộc họp của Opec và các NHTW của Anh, Nhật Bản, Châu Âu và FOMC.
Quý IV 2016, quý tăng tốc. Thông thường, quý cuối năm luôn là quý có mức độ nhộn nhịp về kinh doanh hơn phần còn lại của năm. Đặc biệt với điều kiện của năm 2016 là năm của bầu cử và chuyển giao, nhiều hoạt động kinh tế chậm lại đáng kể, nhất là từ khối đầu tư công trong 3 quý đầu năm. Do vậy dù có được luồng FDI tăng trưởng mạnh mẽ, cung tiền dồi dào, mặt bằng lãi suất thấp nhưng kinh tế tăng trưởng vẫn chậm hơn khá nhiều so với cùng kỳ. Do vậy quý IV này có thể đánh đấu việc các nỗ lực cải cách, thúc đẩy kinh tế bắt đầu có ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp và diễn biến của TTCK.
Xem xét mức độ hấp dẫn của ngành/cổ phiếu, khả năng tăng trưởng KQKD từ hoạt động cốt lõi đi kèm với định giá luôn là yếu tố chúng tôi coi trọng nhất. Bên cạnh đó các yếu tố môi trường bên ngoài cũng cần được tính đến. Chúng tôi đưa ra nhận định về Chủ đề đầu tư, ngành và thời gian cho 3 tháng cuối năm 2016 trên cơ sở lần lượt phân tích (1) Nhóm các chính sách và thông tin có ảnh hưởng tới ngành trong 3 tháng cuối năm 2016; (2) Diễn biến các ngành kinh tế và TTCK và các yếu tố vĩ mô đã nhận định trong Báo cáo vĩ mô và TTCK tháng 9/2016.
24/01/2025
14 Lượt tải xuống
11/11/2024
0 Lượt tải xuống
11/11/2024
2 Lượt tải xuống
08/11/2024
3 Lượt tải xuống
08/11/2024
0 Lượt tải xuống