Đánh giá tác động
Thông qua ngành ngân hàng (đặc biệt với nhóm có quy mô nợ xấu và TSĐB lớn), xử lý nợ xấu giúp giải phóng lượng vốn/tài sản tồn đọng (quy mô nợ xấu tiềm ẩn đang chiếm tới 10.08% dư nợ và 13% GDP). Từ đó thúc đẩy tăng trưởng, tăng hiệu quả và giảm chi phí chung cho nền kinh tế (do Việt Nam phụ thuộc lớn vào tính dụng).
Quy mô nợ xấu so với nền kinh tế và tiến độ xử lý
Quy mô nợ xấu lớn (bao gồm nợ nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn), đạt gần 600 nghìn tỷ đồng, tương đương 10.08% tổng dư nợ tín dụng và 13.3% GDP Việt Nam cuối năm 2016, và gần tương đương con số xử lý nợ xấu, bao gồm cả nợ bán cho VAMC trong 5 năm từ 2012-2016 của ngành ngân hàng (616.7 nghìn tỷ đồng).
Các điểm nhấn quan trọng của Nghị quyết xử lý nợ xấu:
• Có hiệu lực ngay từ 15/8/2017, và có hiệu lực trong 5 năm.
• Không dùng tiền Ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu.
• Tạo cơ chế cho các Ngân hàng xử lý nợ xấu: (1) quyền thu giữ tài sản đảm bảo, (2) áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp liên quan đến TSĐB, (3) cho phép tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh, mua bán nợ được mua nợ xấu; (4) Cho phép mua bán nợ theo giá thị trường, có thể cao, thấp hơn giá trị ghi sổ; (5) Phân bổ lãi dự thu, chênh lệch lỗ khi bán khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng,
• Xử lý toàn bộ nợ xấu ngân hàng, không kể nợ xấu thuộc TCTD yếu kém hay không, xử lý nợ xấu phát sinh đến 15/8/2017.
Các thay đổi quan trọng của Nghị quyết Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD:
• Quy định rõ hơn về việc xác định, cơ chế xử lý các TCTD yếu kém và thẩm quyền xử lý các TCTD yếu kém. Giảm áp lực tài chính cho TCTD yếu kém
• Cơ chế về quyền và trách nhiệm của TCTD được chỉ định, TCTD hỗ trợ; miễn trừ trách nhiệm đối với cá nhân tham gia xử lý TCTD yếu kém.
24/01/2025
14 Lượt tải xuống
11/11/2024
0 Lượt tải xuống
11/11/2024
2 Lượt tải xuống
08/11/2024
3 Lượt tải xuống
08/11/2024
0 Lượt tải xuống