Báo cáo Ngành

BSC_Hiệp định CPTPP và các Ngành_Sector Insight 8032018

  • Ngày đăng

    08/03/2018

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    4150

Báo cáo chi tiết

Vòng đàm phán CPTPP kết thúc vào cuối tháng 1/2018, các nước đang hoàn tất thủ tục để có thể tiến hành ký kết Hiệp định tại Chile vào ngày 8/3/2018, hiệp định sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019. Hiện tại, hiệp định có 11 thành viên tham gia gồm: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản. Quy mô thị trường  CPTPP hiện là 499 triệu USD.

Về nội dung cơ bản, hiệp định CPTPP vẫn giữ nguyên những điều khoản gốc trong hiệp định TPP. Tuy nhiên, CPTPP có 2 điểm khác biệt so với TPP: (1) 20 điều khoản nghĩa vụ đã bị “treo” lại (2) tăng cường không gian chính sách và sự linh hoạt các quy định thông qua bổ sung các điều khoản mới về “rút lui”, “gia nhập”, và “rà soát lại” hiệp định.

Lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ CPTPP với sự vắng mặt của Mỹ ít hơn nhiều so với TPP trước đó, vì Mỹ chiếm đến 60% GDP của khối và khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; và trong 11 nước thành viên tham gia CPTPP, Việt Nam đã ký kết hiệp đinh thương mại đa phương và song phương với hầu hết các quốc gia ngoại trừ Peru, Canada và Mexico. Cụ thể, với CPTPP, GDP Việt Nam dự báo chỉ tăng thêm 1.32%, Xuất khẩu với CPTPP tăng thêm 4%;CPTPP làm tăng nhập khẩu 3.8%, còn TPP tăng nhập khẩu 10.5% nhờ việc mở rộng thị trường xuất khẩu khi tiếp cận thêm 3 thị trường mới là Canada, Mexico and Peru.  

Nhìn chung, mặc dù không còn Mỹ, nhưng Hiệp định CPTPP giữa Việt Nam và 10 quốc gia khác (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, và Singapore) vẫn được coi là hiệp định thương mại tự do lớn nhất được kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây. Xét về quy mô, hiệp định CPTPP sau khi được ký kết sẽ tạo ra thị trường mở, chiếm khoảng 15% GDP toàn cầu và 15% tổng khối lượng giao dịch toàn cầu. Ngoài ra, Bloomberg cũng dự báo, các nước thành viên CPTPP sẽ có thể tăng lên con số 16. Hiện nay, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia và Philippines đã ngỏ ý sẵn sàng tham gia hiệp định thương mại nàyAnh cũng đang cân nhắc tham gia hiệp định nhằm đền bù một phần mậu dịch thương mại bị mất đi sau khi rời khỏi EU.

BSC dự báo các ngành: dệt may, thủy sản, gỗ, khu công nghiệp, vật liệu xây dựng, ngân hàng và bảo hiểm sẽ được hưởng lợi từ việc Việt Nam tham gia CPTPP tuy nhiên tác động là không lớn. Ngoài ra Các ngành: Dầu khí, Phân bón, Nhựa, Cao su tự nhiên và săm lốp, Đường sẽ không chịu tác động

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh