Báo cáo chiến lược

BSC_Chiến tranh thương mại_20180323

  • Ngày đăng

    26/03/2018

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1910

Báo cáo chi tiết

Diễn biến liên quan
•    Ngày 8/3, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu và có hiệu lực sau 15 ngày. Dù vậy đề xuất miễn giảm thuế với Canada và Mexico và sau đó mở rộng với EU, Úc, Hàn Quốc và Brazil đến tháng 5. Các quốc gia đưa quan điểm cho rằng không ai có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh thương mại và đều nhấn mạnh đến giải pháp đàm phán.
•    Ngày 22/3, Tổng thống Mỹ tiếp tục ký quyết định áp gói thuế quan trị giá 60 tỷ USD với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với lý do chống lại việc “ăn cắp” quyền sở hữu trí tuệ và hạn chế hoạt đầu tư của quốc gia này vào Mỹ. Trung Quốc phản ứng cho rằng họ không sợ chiến tranh thương mại với Mỹ và thông báo kế hoạch thuế đáp trả 3 tỷ USD, đồng thời theo đuổi pháp lý chống lại Mỹ tại WTO.
•    Ở cả 2 thời điểm công bố chính sách thuế của Mỹ, thị trường chứng khoán thế giới đều chao đảo, các chỉ số giảm mạnh do lo ngại cuộc chiến thương mại bùng nổ.


Lý do cho hành động đơn phương Mỹ
•    Những chính sách thuế này đang cụ thể hóa cam kết tranh cử của Tổng thống Donald Trump với mục tiêu giảm thâm hụt thương mại với các quốc gia xuất siêu vào Mỹ. Trước đó Mỹ cũng đã rút khỏi TPP và đang đàm phán lại với Canada, Mexico về hiệp định NAFTA.
•    5 nước xuất khẩu lớn vào Mỹ gồm Trung Quốc, Mexico, Canada, Nhật Bản và Đức trong khi 5 nước xuất siêu lớn lần lượt Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, Đức và Việt Nam trong năm 2017.
•    Trung Quốc, nước xuất khẩu và thặng dư thương mại lớn nhất vào Mỹ với giá trị lần lượt 505 tỷ USD và 375 tỷ USD, cũng là nước đầu tiên bị áp thuế quan trên diện rộng.


Các quốc gia bị ảnh hưởng nếu cuộc chiến thương mại mở rộng và kéo dài
•    Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều là những nước xuất khẩu nhiều vào Mỹ, có cán cân thương mại thặng dư lớn, độ mở nền kinh tế cao và có sức mạnh đàm phán yếu. Xét trên yếu tố đó thì Trung Quốc, Việt nam, Mexico, Nhật Bản và Đức là trong số những nước có khả năng bị thiệt hại nhất.
•    Việt Nam đã chủ động đa dạng thị trường khi ký tới 11 Hiệp định thương mại quốc tế. Mỹ đang là thị xuất khẩu lớn nhất trong năm 2017. Kim ngạch XNK với Mỹ, Trung Quốc và Nhật bản đã chiếm 42% tổng giá trị XNK. Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước lớn mang cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam. Tuy nhiên nếu cuộc chiến mở rộng và kéo dài sẽ là điều bất lợi cho kinh tế thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh