Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết định số 1870/QĐ-NHNN ngày 12/9/2019 giảm 25 bps (0.25%) đối với bốn loại lãi suất điều hành: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, và lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở. Việc giảm lãi suất điều hành như vậy phù hợp với bối cảnh vĩ mô toàn cầu và đồng pha cùng chính sách điều hành tiền tệ của các ngân hàng trung ương chủ chốt, khi triển vọng kinh tế thế giới trở nên tiêu cực từ đầu năm 2019.
Bối cảnh vĩ mô toàn cầu: Tăng trưởng GDP ở mức thấp khoảng 2% sau khi liên tục suy yếu từ đầu năm 2018. GDP theo quý tại Hoa Kỳ đã giảm xuống mức 2% trong quý II từ mức 3.1% trong quý I. GDP theo quý tại Châu Âu cũng giảm dần từ đầu quý I/2018 xuống mức thấp 0.2% trong quý II/2019. GDP theo quý tại Trung Quốc cũng dao động tại mức thấp 1.4-1.6% từ đầu quý I/2018. GDP theo quý tại Nhật Bản cũng giảm xuống mức thấp 0.3% trong quý II từ mức 0.5% trong quý I. Tại các nền kinh tế trụ cột, khu vực sản xuất tiếp tục phát triển chậm lại thể hiện qua việc điều chỉnh giảm của chỉ số PMI, chỉ số đại biểu tình trạng sản xuất công nghiệp tăng trưởng hoặc suy thoái của nền kinh.
Từ đầu năm tới nay đã có hơn ba mươi ngân hàng trung ương trên thế giới cắt giảm lãi suất sau khi FED báo hiệu khả năng đảo chiều chính sách theo hướng nới lỏng. (Chi tiết mời xem phụ lục 1 trong báo cáo). Việc đồng thời cùng cắt giảm lãi suất như vậy có thể dẫn tới một cuộc chạy đua giữa các nước. Riêng trong tháng tám 2019, trong khối các quốc gia đang phát triển, số các quốc gia cắt giảm lãi suất so với các quốc gia tăng lãi suất, tăng đột biến lên thành 14 nước, nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng 2008.
Sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất trên 4 yếu tố sau:
Nhìn chung, lãi suất đi ngược với chứng khoán. Giai đoạn lãi suất điều hành giảm, thì thị trường chứng khoán khởi sắc (từ năm 2011 đến nay). Hiện tượng tăng điểm của TTCK xảy ra do việc cắt giảm lãi suất sẽ làm gia tăng kỳ vọng của các nhà đầu tư vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Dự báo xu hướng chính sách tiền tệ và ảnh hưởng đến TTCK:
Trên góc độ tổng quan, Ngân hàng trung ương các nước nhiều khả năng sẽ duy trì chính sách nới lỏng để kích thích tăng trưởng kinh tế nhằm tránh khỏi vũng bùn suy thoái. Ngắn hạn, NHNN nhiều khả năng sẽ chỉ giữ lãi suất cơ bản ở mức này hoặc hạ thêm 0.25% vào cuối năm hoặc đầu năm sau nếu FED và ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất và nới lỏng.Dài hạn hơn, chính sách của ngân hàng nhà nước Việt Nam nhiều khả năng cũng sẽ theo xu hướng chung của quốc tế do nền kinh tế Việt Nam đang ở mức hội nhập khá cao với mũi nhọn tăng trưởng ở dựa vào xuất nhập khẩu. Nhưng nhờ các số liệu Vĩ Mô của Việt nam vẫn ở mức khá tốt, NHNN Việt Nam sẽ có thêm nhiều dư địa chính sách, cũng như sẽ linh hoạt và quan sát diễn biến của NHTW các nước, để chuẩn bị cho giai đoạn kinh tế thế giới và trong nước khó khăn hơn. Việc cắt giảm lãi suất điều hành của SBV nếu có, nhiều khả năng sẽ ở mức độ thấp hơn so với các ngân hàng trung ương khác.
Chúng tôi đặt ra giả định trong trường hợp lãi suất cho vay và lãi suất huy động của toàn thị trường giảm 0.25% so với mặt bằng trung bình lãi suất hiện nay và đánh giá tác động đến các ngành. Trong trường hợp giả định này, ảnh hưởng lên toàn thị trường là TÍCH CỰC, Lợi nhuận trước có thể gia tăng khoảng 1% nhờ việc cắt giảm lãi suất đi vay của các DN. Các ngành hưởng lợi TÍCH CỰC phần lớn là do cơ cấu nợ vay cao: (1) BĐS thương mại, (2) Dầu khí, (3) Phân bón, (4) điện, (5) thép… (tăng lợi nhuận trước thuế từ 1.6% đến 3.6%). Ngược lại Ngành Bảo hiểm phi nhân thọ bị ảnh hưởng khá tiêu cực nếu giảm lãi suất tiền gửi ngân hàng xuống 0.25%. (Chi tiết xin xem bảng 4- trang 12).
14/04/2025
9 Lượt tải xuống
Tải xuống11/03/2025
47 Lượt tải xuống
Tải xuống17/01/2025
29 Lượt tải xuống
Tải xuống17/12/2024
3 Lượt tải xuống
Tải xuống12/11/2024
0 Lượt tải xuống