Trong nước:
• Kết luận họp Thường trực Chính phủ về COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ các chuyến bay thương mại tạm dừng, chỉ thực hiện các chuyến bay giải cứu (đối với các trường hợp khó khăn, thực sự cần thiết). Tiếp tục dừng các hoạt động không cần thiết; các hoạt động tập trung đông người phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Thực hiện giãn cách xã hội với khu vực có nguy cơ cao và có chủ trương khoanh vùng hợp lý, không giãn cách xã hội tràn lan ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất kinh doanh.
• Đại diện BlackRock Inc đánh giá Châu Á có thể tăng trưởng vượt trội so với thế giới năm 2021, dẫn dắt bởi các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore, Indonesia.
• EU và ASEAN nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược.
Thế giới:
• Theo API, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ tăng 4.1 triệu thùng trong tuần kết thúc hôm 27/11, sau khi tăng 3.8 triệu thùng trong tuần liền trước, và là tuần tăng thứ ba liên tiếp.
• Theo ISM, PMI sản xuất của Mỹ đạt 57.5 điểm trong tháng 11, sau khi đạt 59.3 điểm trong tháng 10, và là tháng tăng trưởng thứ bảy liên tiếp.
• Chỉ số giá tiêu dùng Châu Âu giảm -0.3% YoY trong tháng 11, tương đương mức giảm tại tháng 10, giảm phát trong tháng bốn tháng gần nhất. Lạm phát cơ bản tăng 0.2% YoY.
• PMI sản xuất của Trung Quốc đạt 54.9 điểm trong tháng 11, sau khi đạt 53.6 điểm trong tháng 10, và là tháng tăng nhanh nhất kể từ 11/2010.
• Pfizer Inc và BioNTech nộp đơn xin phê duyệt khẩn cấp từ cơ quan quản lý Châu Âu đối với vaccine Covid-19.
• OECD dự kiến tăng trưởng kinh tế thế giới giảm -4.2% năm 2020, và tăng 4.2% năm 2021, tốt hơn so với dự báo giảm -4.5% năm 2020, và tăng 5% năm 2021, tại thời điểm tháng 9. Tuy vậy, việc phân phối vaccine, kiểm soát dịch bệnh khả năng tác động tiêu cực tới đà hồi phục. Cùng với đó, OECD cũng khuyến nghị các quốc gia tiếp tục chính sách tài khóa trợ giúp vĩ mô. Năm 2021, Hoa Kỳ dự kiến tăng 3.2% (-3.7% năm 2020), Trung Quốc dự kiến tăng 8% (1.8% năm 2020), Đức dự kiến tăng 2.8 % (-5.5% năm 2020).