Tiêu đề Tuần 19_Giữ tỷ trọng đầu tư ở ngưỡng an toàn_240504
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 04/05/2024
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1807 Kb
Tải về: 219
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

VN-Index duy trì đà hồi phục tuần ETF cơ cấu
Duy trì xu hướng hồi phục trước kỳ nghỉ Lễ, VN-Index tăng 1% trong 2 phiên giao dịch. 56% cổ phiếu và 15/18 ngành tăng trong tuần ETF cơ cấu danh mục. Khối ngoại bán ròng và thanh khoản thấp kéo theo vận động ngành không rõ ràng. Dù vậy các cổ phiếu được các ETF giao dịch và có KQKD quý I nổi bật vẫn đang có biến động vượt trội so với xu hướng chung. Mùa công bố KQKD quý I đã cơ bản hoàn thành và không khả quan so với dự báo (82% công ty trên HSX và HNX công bố LNST tăng trưởng 5.9%yoy; 87% báo lãi và chỉ có 54.6% có tăng trưởng dương. 30 công ty VN30 giảm 2.8%yoy trong khi 23 Ngân hàng tăng 8.3%). Thị trường sẽ bước vào vùng trũng thông tin trong vài tuần tới, chúng tôi tiếp tục cho rằng NĐT cẩn trọng giao dịch mới, tranh thủ những phiên tăng điểm để giảm bớt tỷ lệ nắm giữ về mức an toàn. 
Tính trong 4 tháng, chỉ sản xuất công nghiệp và tổng mức BLHH và DTDV tiêu dùng + 6.3% và 8.5%yoy. FDI đăng ký và thực hiện +4.5% và 7.4%yoy. Vốn đầu tư từ ngân sách NN +5.9%yoy; Thu và chi ngân sách +10% và 4.4%yoy, thặng dư ngân sách 211.2 nghìn tỷ. Kim ngạch XNK +15.2%, trong đó NK+15% và XK+15.4%; xuất siêu +8.4 tỷ USD. PMI tháng 4 tăng từ 49.9 lên 50.3 điểm, số lượng đơn hàng mới đã tăng trở lại. CPI bình quân 4 tháng+3.93%yoy, lạm phát cơ bản+2.8%. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì xu hướng hồi phục trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm dù vậy lạm phát tăng cùng với giá vàng, USD bình quân 4 tháng +20.7% và 4.6%, đang gây áp lực đến việc điều hành ổn định kinh tế vĩ mô.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ hồi phục sau tháng mất điểm tệ nhất kể từ tháng 9/2022
Các chỉ số CK Hoa Kỳ kết thúc tháng 4 mới mức giảm trung bình 4.3%. Dù vậy thị trường có phiên hồi phục 2/5, kết thúc 3 phiên giảm điểm và thu hẹp mức giảm bình quân 0.2%. TTCK Châu Âu và Châu Á tăng nhẹ với EU600 +0.4%, Nikkei 225 +1.6%. TTCK Trung Quốc duy trì đà hồi phục 2.8% sau dữ liệu kinh tế tích cực. DXY và trái phiếu CP Hoa Kỳ 10y có thêm tuần giảm -0.7% và -0.1%. Chỉ số hàng hóa đột ngột giảm mạnh -4.2% với nhiều mức giảm trên diện rộng của nhiều mặt hàng. Dầu và gas tự nhiên giảm trên -5% trong khi kim loại quý giảm bình quân -2%. Các mặt hàng nông sản như lúa mì, café, bông, coca giảm từ -4% đến -24%. Các thị trường đang có diễn biến phức tạp trước các thông tin khó dự báo trong ngắn hạn.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25% - 5.5% và thu hẹp bảng cân đối kế toán từ tháng 6/2024. FOMC nhấn mạnh tới sự thiếu tiến triển về lạm phát và không kỳ vọng giảm lãi suất tới khi tự tin rằng lạm phát đang hạ nhiệt về mục tiêu 2% một cách bền vững. Kinh tế Hoa Kỳ vẫn đang tăng trưởng mạnh cùng với sự vững chắc trên thị trường việc làm. Chủ tịch FED cũng loại trừ khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tháng 6 và bác bỏ quan ngại trạng thái lạm phát đình trệ. FED dự kiến giảm 25 tỷ trái phiếu Chính phủ đến hạn mỗi tháng mà không tái đầu tư từ mức 60 tỷ USD. Việc giảm nhịp độ thắt chặt định lượng là động thái nới lỏng nhẹ hơn với chính sách tiền tệ hiện hành.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• TT bước vào vùng trũng thông tin khi mùa ĐHCĐ và KQKD quý I cơ bản đã hoàn thành.
• 6/5, PMI Trung Quốc, EU. 7/5, Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ NHTW Úc; Doanh thu bán lẻ EU. 8/5, Cán cân thương mại Trung Quốc; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 9/5, M2, các khoản vay mới Trung Quốc; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ BOE; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 10/5, Chỉ số sản xuất công nghiệp, cán cân thương mại, GDP Anh; Tỷ lệ thất nghiệp Canada.