Tiêu đề Tuần 29_VN-Index hướng về 1,200 điểm_230717
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 17/07/2023
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1905 Kb
Tải về: 425
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Dòng tiền mở rộng, VN-Index duy trì đà tăng điểm tích cực
Hòa chung nhịp tăng của CK thế giới, VN-Index mở rộng đà tăng 2.67% với thanh khoản cải thiện 18% so với tuần trước. Sự trở lại các cổ phiếu vốn hóa lớn chưa tăng giá như VHM, MSN, MWG, GAS là động lực đẩy chỉ số. Dòng tiền tăng trưởng và luân chuyển cải thiện độ rộng tăng điểm với 76% cổ phiếu và 15/19 ngành tăng điểm. Các ngành có mức tăng chậm so thị trường thời gian qua như thực phẩm đồ uống, công nghệ thông tin và tiện ích đều ghi nhận mức tăng trên 3%. Khối ngoại bán ròng trên 38 triệu USD là điểm trừ duy nhất trong bối cảnh thị trường đang thu hút trở lại dòng vốn nội và tạo ra chuyển biến rõ nét về xu hướng và thanh khoản. VN-Index đang hướng về 1,200 điểm, và NĐT tiếp tục tận dụng cơ hội để tăng tỷ trọng nắm giữ khi thị trường dần phân hóa trước KQKD quý II.
Nghị quyết 97 tại cuộc họp thường kỳ tháng 6, Chính phủ chỉ đạo các Bộ phối hợp giảm lãi suất cho vay ít nhất từ 1.5% - 2%, hạn mức tín dụng cả năm 13- 15%, rà soát các tiêu chí cho vay, xử lý các Ngân hàng yếu kém và đẩy mạnh gói hỗ trợ tín dụng 40 nghìn tỷ và 120 nghìn tỷ cho nhà xã hội. Các tổ chức tín dụng trong Hội nghị sơ kết ngành Ngân hàng 6 tháng đầu năm cũng đồng thuận giảm lãi suất đồng thời xem xét giảm phí, lệ phí và các dịch vụ khác... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với biện pháp hỗ trợ thanh khoản hệ thống từ SBV, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm đang giảm về dưới 8% giúp cho lãi suất bình quân giảm qua đó tạo điều kiện cho lãi suất cho vay giảm trong 6 tháng cuối năm.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ tăng tốt giờ thông tin vĩ mô và KQKD quý II khả quan
Các chỉ số CK có tuần tăng mạnh bình quân 2.6% khi đón nhận thông tin CPI tích cực và các ngân hàng công bố KQKD vượt kỳ vọng khởi động mùa công bố lợi nhuận quý II. Xu hướng tăng điểm cũng được khi nhận từ Châu Âu sang Châu Á. Chỉ số EU600 tăng 2.9%, dẫn đầu bởi các thị trường chủ chốt Đức và Pháp trong khi TTCK Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Philippines đều tăng khá mạnh. Chỉ số DXY giảm mạnh 2.2%, mở rộng mức giảm 7.5%yoy tác động tích cực lên cho TTCK và thị trường hàng hóa. Chỉ số hàng hóa tăng 3.5%, dẫn đầu các mặt hàng kim loại như Bạc (+8.1%), Nhôm (+5.9%) và Chì (+4.2%). Tuần tới, Trung Quốc sẽ công bố nhiều chỉ tiêu vĩ mô quan trọng cho việc đánh giá triển vọng của nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới.
Lạm phát tháng 6 Hoa Kỳ tăng 3% so cùng kỳ, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021, nhờ giá cả hạ nhiệt và so sánh với mức nền cao cùng thời kỳ 2022. CPI lõi tăng 4.8% so với cùng kỳ và 0.2% so với tháng trước. Con số này thấp hơn so với dự báo tăng 5% và 0.3% từ các chuyên gia kinh tế. Số liệu cho thấy FED đang đi đúng hướng trong cuộc chiến chống lạm phát và tự tin hơn trong các quyết sách sắp tới. Tuy nhiên, lạm phát lõi vẫn cao hơn 2 lần lạm phát mục tiêu do vậy thị trường nhận định FED sẽ tăng 0.25% trong kỳ họp 25-26/7 tới đây và đánh giá khả năng FED tăng lãi suất thêm một lần nữa là khá thấp. Công cụ Fedwatch tool cho thấy tỷ lệ khảo sát tăng lãi suất 0.25% tại kỳ họp tháng 7 và tháng 9 lần lượt ở mức 92.4% và 12%.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Dòng tiền vận động phân hóa trước mùa công bố KQKD quý II;
• Thông tin về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN;
• 16/7, Cuộc họp G20 kéo dài 5 ngày. 17/7, GDP, chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, FDI và tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; chủ tịch ECB phát biểu. 18/7, Biên bản chính sách tiền tệ Australia; CPI Canada; Doanh thu bán bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ.  19/7, CPI Anh; CPI công bố lần cuối, giấy phép xây dựng và dự trữ tồn kho dầu Hoa Kỳ. 20/7, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và Doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 21/7, Doanh thu bán lẻ Anh và Canada.