Tiêu đề Tuần 13_Cập nhật chính sách tiền tệ thế giới Quý 1/2023_230327
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 26/03/2023
Số trang : 17
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2082 Kb
Tải về: 585
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Diễn biến giằng co, xu hướng giao dịch nhanh chi phối biến động thị trường
Mặc dù có những phiên biến động mạnh do thông tin quốc tế, VN-Index vẫn kịp hồi phục để ghi nhận mức tăng 0.1% tuần qua. Thị trường có sự phân hóa mạnh và khá cân bằng từ số cổ phiếu tăng giảm (53% cổ phiếu giảm) đến số ngành (10/19 ngành giảm). Tâm lý thị trường dần ổn định sau phiên giảm mạnh đầu tuần nhờ những diễn biến tích cực trên thị trường tiền tệ và khối ngoại duy trì trạng thái mua ròng trên 20 triệu USD. Ngành truyền thông và bất động sản có mức hồi phục trên 3% ở chiều ngược lại ngành bán lẻ và dịch vụ giải trí giảm lần lượt 3.7% và 1.9%. Diễn biến các ngành vẫn cho thấy NĐT tập trung giao dịch nhanh với biên lợi nhuận mỏng trong bối cảnh xu hướng chưa rõ ràng. Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh trong tuần là yếu tố hỗ trợ thị trường. Dù vậy, diễn biến thị trường giằng co, khó dự báo và NĐT vẫn nên duy trì tỷ trọng đầu tư cân bằng, tranh thủ giao dịch nhanh cho đến khi xu hướng mới được xác lập.
Đầu tư công tiếp tục nóng lên trong tuần qua khi Thủ tướng ký chỉ thị 08 ngày 23/3 về nhiệm phụ, giải pháp đẩy mạnh phân bổ, giải ngân đầu tư công. Chỉ thị nêu rõ giải ngân đầu tư công một trong nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Nhiệm vụ phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư NSNN năm 2023 trên 95% kế hoạch Thủ tướng giao, theo đó tập trung tháo gỡ vướng mắc giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; Lập kế hoạch chi tiết và tuân thủ kế hoạch từng dự án; Các địa phương tập trung giải quyết công tác giải phóng mặt bằng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao theo dõi tiến độ thực hiện giải ngân của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành các giải pháp điều hành linh hoạt, thích ứng với điều kiện thực tế nhằm hoàn thành các mục tiêu giải ngân vốn năm 2023.
 
TTCK THẾ GIỚI
Thị trường xoay quanh câu chuyện FED tăng lãi suất và giải cứu các ngân hàng
Các chỉ số CK Hoa Kỳ tuần qua tăng giảm trái chiều theo cảm xúc trước quyết định tăng lãi suất và thông điệp từ FED. Các thị Châu Âu hồi phục tốt gần 2% sau khi vụ Credit Suisse được giải quyết nhanh chóng vào cuối tuần trước. Diễn biến tăng giá tương đồng trên TTCK Châu Á, ngoại trừ Ấn Độ giảm 0.4%. Chỉ số hàng hóa gần như không thay đổi cho dù vẫn có các nhóm mặt hàng biến động mạnh. Nhóm kim loại quý tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là Bạc tăng tiếp 7.2% sau khi đã tăng 6.8% tuần trước tuy nhiên giá gas tự nhiên, lúa mì và quặng sắt giảm lần lượt 7.6%, 6% và 3.4% đã kìm mức tăng của chỉ số. Chỉ số DXY có dấu hiệu tạo đỉnh với mức giảm tuần thứ 2 ở mức 0.8%. FED phát tín hiệu chấm dứt chu kỳ thắt chặt tiền tệ khiến cho đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ suy yếu. Ngoài thông tin đơn trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ, thị trường không có nhiều thông tin quan trọng tuần tới.
Với quyết định tăng nâng lãi suất 0.25% trong kỳ họp tháng 3, FED đã thực hiện 9 lần tăng lãi suất trong vòng 1 năm, qua đó đẩy phạm vi lãi suất lên 4.75%-5%. FOMC không chắc sẽ nâng lãi suất trong tương lai và phụ thuộc vào dữ liệu sắp tới. Quan điểm đã thay đổi và bớt diều hâu hơn khi FED thay đổi các diễn đạt “tiếp tục nâng lãi suất” thành “điều chỉnh chính sách bổ sung” sau cuộc khủng hoảng ngân hàng. Biểu đồ dot-plot cho thấy lãi suất đỉnh ở mức 5.1%, không thay đổi so dự báo 12/2022 và cũng cho thấy đa số thành viên (11/18) ủy ban chỉ kỳ vọng có thêm một đợt tăng lãi suất. Dự báo lãi suất 2024-2025 có sự phân hóa dù vậy mức trung vị cho thấy FED có thể giảm 0.8% và 1.2% lần lượt năm 2024 và 2025. Kỳ họp tháng 3, FED cũng điều chỉnh dự báo 2023, theo đó hạ dự báo GDP 0.4% xuống 1.2%, lạm phát nâng nhẹ 0.1% lên mức 3.3% và tỷ lệ thất nghiệp giảm chỉ còn 4.5% so với dự báo cuối 2022.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ và giao dịch của khối ngoại
• Các chỉ số kinh tế vĩ mô tháng 3, trong đó có GDP quý I
• 27/3, Cung tiền M3 và các khoản vay cá nhân ECB. 28/3, CPI lõi Nhật; Cán cân XNK và chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 29/3, CPI Australia; Doanh thu nhà qua sử dụng và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 30/3, CPI Đức; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, GDP công bố lần cuối của Hoa Kỳ. 31/3, PMI Trung Quốc; CPI và tỷ lệ thất nghiệp EU; GDP Canada.