Title Tuần 33_El Niño, La Niña và thị trường chứng khoán_20230814
Report Type Báo cáo tuần
Source BSC
Bussiness HOSTC
Detail Date : 13/08/2023
Total pages : 20
Language : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 3072 Kb
Download: 474
Download
Vote (You must be logged in to vote)
Short Content

TTCK VIỆT NAM

Lực cầu bắt đáy tích cực, VN-Index duy trì tuần thứ 6 tăng điểm
Nỗ lực tăng điểm phiên cuối tuần giúp VN-Index duy trì tuần tăng điểm thứ 6 liên tiếp với mức tăng 0.5%. Sự phân hóa diễn ra rõ nét khi thị trường có số cổ phiếu và số ngành tăng và giảm tương đương nhau. Cổ phiếu VIC tiếp tục giữ vững đà tăng cho thị trường với mức tăng 16.7% và đóng góp 10 điểm tăng cho VN-Index. Ngành bất động sản và truyền thông tăng trên 3% trong khi Hóa chất, dịch vụ tài chính giảm trên 1.8%. Thanh khoản duy trì ổn định ở mức cao và lực cầu bắt đáy tốt ở vùng giá thấp vẫn đang là yếu tố hỗ trợ thị trường trong ngắn hạn. Chúng tôi kỳ vọng nhịp điều chỉnh đã đi qua và chỉ số có cơ hội hướng tới các vùng cao mới. Dù vậy, thị trường đang phân hóa mạnh và NĐT cần lựa chọn cổ phiếu cẩn trọng cho chiến lược đầu tư trung hạn và tránh mua đuổi ngắn hạn.
WB dự báo tăng trưởng Việt Nam ở mức 4.7% năm 2023 và tăng lần lượt 5.5% và 6.0% vào 2024 và 2025. Việt Nam đang gặp thách thức từ bên trong và bên ngoài. Nợ công và nợ bảo lãnh chỉ khoảng 36% GDP, cho thấy dư địa tài khoá còn dồi dào. Chính phủ hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng nhưng không nên bỏ qua cải cách thể chế, cơ cấu lĩnh vực năng lượng và ngân hàng cho động lực tăng trưởng dài hạn. Dự báo tăng trưởng này giảm 1.5% so với dự báo của tổ chức này vào tháng 3/2023. Điểm tích cực là kinh tế Việt Nam ổn định và còn dư địa cho chính sách tài khóa tuy nhiên rủi ro khi nhu cầu thế giới giảm, huy động tài chính toàn cầu thu hẹp và nguy cơ dòng vốn chuyển dịch ra ngoài gây áp lực tỷ giá.
 
TTCK THẾ GIỚI
Lạm phát Hoa Kỳ chuyển biến tích cực mở kỳ vọng FED dừng tăng lãi suất
CPI Hoa Kỳ tăng 0.2% tháng 7 và tăng 3.2%yoy là thông tin tích cực giúp thị trường hồi phục sau những phiên giao dịch kém tích cực. Dù vậy, Các chỉ số CK Hoa Kỳ vẫn kết thúc tuần với mức giảm nhẹ 0.2%. Sau một tuần giảm mạnh, các thị trường chủ chốt Châu Âu và Châu Á đều tăng lại. Chỉ số EU600 tăng 1.4%, Nhật Bản tăng 1% trong khi thị trường Trung Quốc lại giảm trên 2% do các thông tin vĩ mô yếu kém. Chỉ số DXY tiếp tục tăng 0.45% trong tuần, thu hẹp mức giảm xuống còn 2.99% trong 12 tháng. Chỉ số hàng hóa tăng 0.6%, dẫn đầu là mức tăng 8.5% của gas. Ở chiều ngược lại, các kim loại quý tiếp tục giảm. Trong tuần tới, thị trường chờ đợi biên bản FOMC để có thêm thông tin dự đoán hành động FED trong kỳ họp tháng 9.
JP Morgan nhận định Hoa Kỳ sẽ không suy thoái trong năm 2023 thay đổi quan điểm so với dự báo đầu năm. Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng nhẹ trong 2023 và rủi ro xảy ra suy thoái năm 2024 khá thấp. Suy thoái không còn là nỗi lo nhưng vẫn có nguy cơ nếu FED chưa dừng lộ trình tăng lãi suất. Trái ngược với chuyển biến tích cực kinh tế Hoa Kỳ so nhận định đầu năm, Kinh tế Trung Quốc đón thông tin tiêu cực về xuất khẩu tháng 7 giảm 14.5% yoy và CPI giảm 0.3%yoy. Kim ngạch xuất khẩu giảm do sự chững lại của kinh tế Mỹ và các nền kinh tế khác thì nhu cầu nội địa yếu dẫn đến giảm phát. Điều này gây khó khăn cho nền kinh tế thứ 2 thế giới lấy lại đà tăng trưởng.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Các cổ phiếu trụ hỗ trợ chỉ số, cơ hội cho dòng tiền luân chuyển;
• 14/8, FDI Trung Quốc. 15/8, GDP Nhật Bản; Biên bản chính sách tiền tệ Australia; Chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu bán lẻ và tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; CPI Canada; Doanh thu bán lẻ Trung Quốc. 16/8, CPI Anh; Chỉ số sản xuất công nghiệp, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 17/8, Biên bản FOMC; đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 18/8, Doanh thu bán lẻ Anh; CPI lần cuối Châu Âu.