Tiêu đề Tuần 33_Ảnh hưởng từ căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan_220815
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 14/08/2022
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2036 Kb
Tải về: 1405
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường vững vàng trước áp lực chốt lãi
Lực cầu bắt đáy vẫn đang lấn át hoạt động chốt lãi ngắn hạn, qua đó giúp cho VN-Index duy trì tuần thứ 5 tăng điểm liên tiếp. Thị trường tạo vùng tích lũy trên 1,250 điểm nhờ vận động tích cực của dòng tiền chuyển dịch nhanh qua các nhóm ngành và các cổ phiếu chủ chốt. Thị trường tăng điểm trên diện rộng với 15/19 ngành tăng điểm và 240 cổ phiếu tăng so với 142 cổ phiếu giảm. Các ngành tăng tốt là những ngành đã điều chỉnh hoặc chưa tăng trong tuần trước như Dầu khí, Tiện ích và Tài nguyên cơ bản. Sửa đổi Nghị định 153 và cấp room tín dụng chưa xuất hiện dù vậy trong bối cảnh hiện tại thông tin chưa ra vẫn là động lực và kỳ vọng cho NĐT. Dòng tiền tích cực do vậy sẽ còn luân chuyển tích cực và tạo đà tăng điểm cho chỉ số lên 1,300 điểm.
Báo cáo 6 tháng đầu năm, WB dự báo tăng trưởng Việt Nam ở mức 7.5% và lạm phát trung bình 3.8% năm 2012. Triển vọng tích cực nhưng rủi ro đang gia tăng gồm tăng trưởng chậm, lạm phát đình đốn các thị trường xuất khẩu chủ lực; cú sốc giá cả hàng hóa thế giới; chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn; biến chủng covid mới. Thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát, rủi ro khu vực tài chính là những thách thức trong nước. Dự báo này tích cực hơn nhiều so với mức dự báo tăng trưởng 5.8% công bố ngày 7/6, đặc biệt trong bối cảnh dự báo tăng trưởng các quốc gia thế giới đều bị điều chỉnh giảm.

TTCK THẾ GIỚI
Lạm phát Hoa Kỳ có dấu hiệu đạt đỉnh, các dữ liệu vĩ mô vẫn khó dự báo
Lạm phát Hoa Kỳ tháng 7 hạ nhiệt giảm giảm từ 9.1% xuống 8.5% cởi trói tâm lý NĐT và giúp các chỉ số CK Hoa Kỳ hồi phục sau những phiên giao dịch ảm đạm. Chỉ số CK Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển tăng trên 1% trong khi các chỉ số khu vực đều tăng nhẹ. Biến động ngược chiều với diễn biến tuần trước, chỉ số hàng hóa Bcom tăng 4.5% với mức tăng đều của hầu hết các mặt hàng ngoại trừ cao su tự nhiên. Giá dầu tăng 6.1% sau nhiều tuần biến động tiêu cực với thông tin cơ quan năng lượng quốc tế nâng dự báo nhu cầu dầu nhờ nhu cầu chuyển dịch do giá khí đốt tăng vọt. USD Index cũng giảm 1.2% nhờ tâm lý lạm phát đạt đỉnh và FED sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.
Dữ liệu suy thoái kỹ thuật (tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp) của Hoa Kỳ chưa đủ thuyết phục về khả năng suy thoái thực tế khi thị trường việc làm và tiêu dùng vẫn ổn định. Trong nửa đầu năm 2022, Hoa Kỳ đã tạo ra 2.2 triệu việc làm và khôi phục 98% số việc làm mất đi từ dịch và chi tiêu tiêu dùng vẫn tăng mạnh 1.1% tháng 6 bất chấp lạm phát cao. Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận tại nhiều nước phát triển như Đức, Nhật,… Điều này trái ngược với thời kỳ khủng hoảng toàn cầu 2008. Tuy nhiên trạng thái này khó kéo dài trong bối cảnh lãi suất tăng và lạm phát dai dẳng kéo theo nhu cầu lao động giảm sút. Hiện tại, các biến số vĩ mô không đồng nhất, khó lường và có thể đảo chiều trong một vài quý tới như cách 6 tháng trước đây phần lớn giới phân tích không thể dự báo Hoa Kỳ suy thoái kỹ thuật sau khi đã tăng trưởng 5.7% năm 2021.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Vận động thị trường trước áp lực chốt lãi ngắn hạn.
• Bộ tài chính cho biết đang lấy ý kiến lần 2 cơ quan liên quan sửa đổi Nghị định 153 trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
• Ngày 15/8, Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ và bán buôn Canada. 16/8, Biển bản chính sách tiền tệ Australia; Tỷ lệ thất nghiệp Anh, CPI Canda; Giấy phép xây dựng Hoa Hỳ. 17/8, Biên bản chính sách tiền tệ NewZealand, CPI Anh; Doanh thu bán lẻ và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 18/8, Biên bản FOMC, đơn xin trợ cấp thấp nghiệp và doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 19/8, Doanh thu bán lẻ Anh và Canada.