Những kiến thức tổng quát về chứng quyền có đảm bảo

- 06/03/2019 3:06:38 SA


Chứng quyền có bảo đảm là một sản phẩm với nhiều đặc điểm vượt trội như tỷ lệ đòn bẩy cao, lỗ tối đa và phương thức hoạt động tương tự với chứng khoán cơ sở.

Đọc thêm:

1. Chứng quyền có bảo đảm

Đầu tiên, để hiểu được sản phẩm này. Ta hãy cùng đến với khái niệm chứng quyền có bảo đảm là gì. Sau đó, BSC sẽ giới thiệu đến bạn một số thông tin cơ bản của một chứng quyền cũng như ví dụ minh họa cụ thể.

1.1. Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant - CW) là sản phẩm chứng khoán có tài sản bảo đảm cơ sở do Công ty Chứng khoán phát hành. Sản phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán và có mã giao dịch riêng, hoạt động giao dịch tương tự với chứng khoán cơ sở.

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Sản phẩm chứng quyền có đảm bảo là gì?

Trong chứng quyền có đảm bảo, người sở hữu có quyền (không phải là nghĩa vụ) mua hoặc bán Chứng khoán cơ sở với một mức giá xác định trước, vào trước hoặc tại thời điểm đã được xác định cụ thể trong tương lai.

1.2. Thông tin cơ bản của 1 chứng quyền có bảo đảm

Thông tin

Ý nghĩa

Ví dụ

Tài sản cơ sở

Các mã do Sở quy định

Cổ phiếu FPT

Tỷ lệ chuyển đổi

Số lượng chứng quyền tương đương với chứng khoán cơ sở

4:1

Thời hạn chứng quyền

3- 24 tháng

3 tháng

Ngày giao dịch cuối cùng

2 ngày trước ngày đáo hạn của chứng quyền. Sau ngày này, chứng quyền sẽ bị niêm yết

Ngày phát hành: 15/4/2018

Ngày đáo hạn: 12/7/2018

Ngày đáo hạn

Ngày hiệu lực cuối cùng của chứng quyền

14/7/2018

Phương thức giao dịch

Tương tự chứng khoán cơ sở, thời gian chứng quyền và tiền về tài khoản là T+2

 

Giá chứng quyền

Khoản chi phí nhà đầu tư phải bỏ ra để ra sở hữu

1,000 đồng/ CW

Giá thực hiện

Giá tương đương nhà đầu tư mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn

60,000 đồng

Giá thanh toán

Bình quân giá chứng khoán cơ sở 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn

80,000 đồng

Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền

Thanh toán tiền mặt

(80,000 - 60,000)/4 = 5,000 đồng/ CW

2. Các loại sản phẩm chứng quyền có bảo đảm

Hiện nay, sản phẩm chứng quyền có đảm bảo được chia thành 2 loại chính, gồm:

  • Chứng quyền mua: người sở hữu được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản lợi nhuận khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
  • Chứng quyền bán: người sở hữu được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản lợi nhuận khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

3. Đặc điểm của chứng quyền có bảo đảm

3.1. Vốn thấp, chi phí thấp

Chứng quyền có đảm bảo đem lại cơ hội đầu tư với mức vốn thấp

Chứng quyền có bảo đảm đem lại cơ hội đầu tư với mức vốn thấp

Giá giao dịch của một chứng quyền có bảo đảm tương đối thấp. Do đó, cùng với một số tiền đầu tư bỏ ra, bạn có thể lập được một danh mục với đa dạng lựa chọn hơn so với việc giao dịch cổ phiếu thông thường.

3.2. Lỗ giới hạn

Trong trường hợp biến động giá thực tế của chứng khoán cơ sở trái ngược với nhận định, dự đoán của nhà đầu tư, thì khoản lỗ tối đa của bạn sẽ chỉ là chi phí để sở hữu chứng quyền ban đầu.

3.3. Được giao dịch và thanh toán dễ dàng

Các nhà đầu tư có thể dễ dàng giao dịch và thanh toán chứng quyền có đảm bảo

Các nhà đầu tư có thể dễ dàng giao dịch và thanh toán chứng quyền có bảo đảm

Hoạt động giao dịch và thanh toán của chứng quyền có bảo đảm tương tự với cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể bán chứng quyền ngay trên tài khoản cơ sở mà không cần mở tài khoản mới.

3.4. Hiệu ứng đòn bẩy

Giá của một chứng quyền thường nhỏ hơn rất nhiều lần so với chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, giá trị nội tại của chứng quyền sẽ thay đổi gần như tương ứng so với mức biến động của chứng khoán cơ sở. Do đó, khi giá cổ phiếu biến động đúng với nhận định của nhà đầu tư, chứng quyền có thể làm gia tăng cao tỷ suất lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, mọi yếu tố đều có hai mặt, và đặc điểm này cũng thế. Đi kèm với khả năng sinh lời cao mà hiệu ứng đòn bẩy mang đến là rủi ro tăng tỷ lệ lỗ cho nhà đầu tư chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều so với dự đoán ban đầu.

3.4. Không yêu cầu ký quỹ

Chứng quyền có đảm bảo không hề yêu cầu phải ký quỹ

Chứng quyền có bảo đảm không hề yêu cầu phải ký quỹ

Khác với hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh, chứng quyền không yêu cầu nhà đầu tư phải ký quỹ bất kỳ khoản tiền nào dù là chứng quyền mua hay bán. Do đó, nếu bạn có mức tài chính tương đối thì chứng quyền sẽ là lựa chọn cân nhắc phù hợp hơn so với hợp đồng tương lai.

3.5. Vòng đời ngắn hạn

Bên cạnh các điểm vượt trội, chứng quyền cũng có một số đặc điểm hạn chế. Đầu tiên là vòng đời ngắn hạn. Thông thường, thời gian tồn tại của chứng quyền chỉ ngắn hạn từ 3 đến 24 tháng.

Sau khoảng thời gian này, nhà đầu tư không thể tiếp tục sở hữu chứng quyền như đầu tư cổ phiếu. Thay vào đó, nhà đầu tư sẽ được thanh toán tiền mặt hoặc mất khoản phí mua chứng quyền ban đầu (mức lỗ tối đa).

3.6. Tổ chức phát hành

Lựa chọn tổ chức phát hành là một yếu tố vô cùng quan trọng

Lựa chọn tổ chức phát hành là một yếu tố vô cùng quan trọng

Đây là một đặc điểm hạn chế rất lớn và quan trọng. Nếu đơn vị, tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm bị mất khả năng thanh toán hoặc phá sản thì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho người sở hữu.

3.7. Biến động của Chứng khoán cơ sở

Chứng quyền có bảo đảm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chứng khoán cơ sở. Khi có yếu tố dẫn đến sự gia tăng mức độ biến động của chứng khoán cơ sở thì giá của chứng quyền có thể tăng hoặc ngược lại.

Chứng quyền có bảo đảm là một sản phẩm có nhiều điểm tương đồng với chứng khoán cơ sở. Bên cạnh các sản phẩm hiện tại của chứng khoán phái sinh, đây cũng là một lựa chọn hợp lý dành cho các nhà đầu tư. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có nhiều thông tin hơn, từ đó đưa ra được quyết định đầu tư phù hợp nhất.

Các tin liên quan