Title Tuần 03_Diễn biến dòng vốn nước ngoài, các quỹ ETF và một số lưu ý_20240115
Report Type Báo cáo tuần
Source BSC
Detail Date : 15/01/2024
Total pages : 19
Language : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 2372 Kb
Download: 6774
Download
Vote (You must be logged in to vote)
Short Content

TTCK VIỆT NAM

VN-Index duy trì 3 tuần tăng điểm liên tiếp
Phiên giảm điểm cuối tuần lấy đi hầu hết thành quả tăng điểm đầu tuần dù vậy VN-Index vẫn tăng nhẹ 0.02 điểm, qua đó duy trì tuần thứ 3 tăng điểm liên tiếp. Các cổ phiếu MBB, CTG và ACB là những mã tích cực, đóng góp 2.1 điểm cho VN-Index. Cổ phiếu ngân hàng đang là tâm điểm thị trường và đóng vai trò nâng đỡ chỉ số trước áp lực chốt lãi. CTG và SHB lọt vào top 10 cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất HSX. Khối ngoại bán ròng là điểm trừ dù vậy dòng vốn nội đang trở lại hấp thụ khá tốt áp lực chốt lãi. KQKD quý IV sẽ dần được công bố trong một vài tuần tới là động lực giữ chân dòng tiền trước khi dần suy giảm trước kỳ nghỉ Lễ. Sau khi thực hiện chốt lãi một phần như tư vấn tuần trước, NĐT có thể canh nhịp giảm ngắn hạn để mua lại cho hoạt động giao dịch ngắn hạn.
Ngay từ đầu năm Thủ tướng đã ban hành công điện 02 chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng, khai thác và cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia. Các đơn vị liên quan như Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ TN và MT và Chủ tịch tỉnh rà soát, hướng dẫn và phối hợp triển khai các nội dung công việc liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án qua đó đóng góp hoàn thành các mục tiêu KT-XH 2024. Theo báo cáo Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng ước đạt 73.5% kế hoạch. Đây là con số khả quan về giá trị và tăng trưởng mạnh so với con số 67.2% cùng kỳ 2022 nhưng chưa đạt mục tiêu đầu năm. Đầu tư công vẫn là một trong những trụ cột quan trọng cho tăng trưởng và Chính phủ đã sớm thể hiện sự quyết liệt theo đuổi mục tiêu ngay từ đầu năm 2024.

TTCK THẾ GIỚI
TTCK thế giới vận động trái chiều trước thông tin CPI và KQKD quý IV
Chỉ số PPI Hoa Kỳ bất ngờ giảm 0.1% cho dù trước đó CPI tăng 0.3% cao hơn dự báo các chuyên gia trong tháng 12. Cùng với KQKD quý IV, TTCK Hoa Kỳ phục hồi tăng 1.8%. TTCK Châu Âu tăng nhẹ 0.1% trong khi TTCK Châu Á phân hóa mạnh. TTCK Nhật Bản tăng mạnh 6.5% trong tuần trái ngược lại diễn biến tiêu cực TTCK Trung Quốc với mức giảm 1.4%. Chỉ số DXY giảm nhẹ 0.01%, lợi tức trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ 10 năm giảm 0.1%, giảm về dưới 4% về mức 3.94%. Chỉ số hàng hóa tiếp tục giảm 0.1%. Giá dầu giảm 1.5%, các kim loại giảm mạnh như quặng sắt -6.2%, HRC -9%. Trong tuần tới, một số thông tin về kinh tế vĩ mô Trung Quốc như GDP, thất nghiệp và lãi suất sẽ được công bố.
Thành viên FED, bà Bowman, người ủng hộ chính sách thắt chặt mạnh mẽ nhất cho biết đã điều chỉnh lập trường và cho rằng FED có thể ngừng tăng lãi suất. FED cần duy trì lãi suất thêm một thời gian để lạm phát hạ nhiệt. Thành viên FED này cho biết FED sẽ phụ thuộc vào diễn biến nền kinh tế chứ không gắn chặt với một lộ trình đặt ra từ trước. Fed sẽ họp chính sách vào ngày 30-31/01/2024. Thị trường kỳ vọng FED có thể giữ nguyên lãi suất và sau đó bắt đầu hạ lãi suất từ tháng 3/2024. Tuy nhiên dữ liệu việc làm tích cực công bố tuần trước, theo đó tháng 12 nền kinh tế Hoa Kỳ tạo 216 nghìn việc làm, tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức ở mức 3.7% đã khiến cho thị trường giảm xác suất nhận định đợt giảm lãi suất FED diễn ra vào tháng 3 theo CME group
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• KQKD quý IV của các công ty niêm yết.
• Xu hướng được nâng đỡ bởi các cổ phiếu Ngân hàng, tạo điều kiện cho dòng tiền luân chuyển.
• 15/1, Chỉ số sản xuất công nghiệp, cán cân thương mại EU. 16/1, Tỷ lệ thất nghiệp Anh, FDI Trung Quốc, CPI Canada. 17/1, Chỉ số sản xuất công nghiệp, bán lẻ, thất nghiệp và GDP quý IV/năm của Trung Quốc, CPI Anh, Doanh thu bán lẻ Hoa Kỳ. 18/1, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, giấy phép xây dựng và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 19/1, Lãi suất 1 và 5 năm Trung Quốc; Doanh thu nhà qua sử dụng Hoa Kỳ.