Phát hành chứng quyền có bảo đảm

- 2019/03/05 2:23:00


Phát hành chứng quyền có bảo đảm là sự kiện đáng mong chờ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2019.

1. Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Theo Nghị định 60/2015/CP-NĐ, chứng quyền có bảo đảm - Covered Warrant (CW) - được định nghĩa là chứng khoán có tài sản bảo đảm do các công ty chứng khoán phát hành. Để sở hữu chứng quyền, nhà đầu tư phải trả một khoản phí và được quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo mức giá được xác định trước.

2. Thông tư 107 chứng quyền có bảo đảm

Thông tư 107 chứng quyền có bảo đảm của bộ Tài chính hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm. Căn cứ luật chứng khoán, luật doanh nghiệp và các nghị định hướng dẫn luật chứng khoán.

Thông tư chứng quyền có bảo đảm gồm 5 chương 23 điều quy định việc chào bán, niêm yết, giao dịch, thanh toán, thực hiện chứng quyền có bảo đảm và hoạt động cung cấp thông tin liên quan đến chứng quyền có bảo đảm. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Phạm vi áp dụng của thông tư chứng quyền có đảm bảo là khá rộng

Phạm vi áp dụng của thông tư chứng quyền có bảo đảm là khá rộng

Đối tượng áp dụng của thông tư bao gồm các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký, sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng quyền có bảo đảm và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

  • Chương 1: Quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và giải thích các từ ngữ chuyên ngành.
  • Chương 2: Các nghiệp vụ chính bao gồm: chào bán, niêm yết chứng quyền; hoạt động của tổ chức phát hành; thanh toán và giao dịch chứng quyền.
  • Chương 3: Hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ đó là trung tâm lưu ký chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán.
  • Chương 4: Thông tin giới thiệu sản phẩm, báo cáo và công bố thông tin về sản phẩm chứng quyền bảo đảmcũng như các tổ chức.
  • Chương 5: Nêu lên các điều khoản thi hành thông tư 107.

3. Phát hành chứng quyền có bảo đảm

3.1. Có bao nhiêu công ty phát hành chứng quyền có bảo đảm?

Chứng quyền có bảo đảm là sản phẩm chứng khoán có tài sản bảo đảm. Nhà đầu tư được quyền mua bán chứng khoán cơ sở cho các tổ chức phát hành tại mức giá xác định trước, tại hoặc trước thời điểm được ấn định, hoặc được nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

Từ đó, chứng quyền sẽ giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận khi giá cổ phiếu biến động tích cực có lợi cho chứng quyền sở hữu cũng như cố định được khoản lỗ lớn nhất bằng phí mua chứng quyền khi giá cổ phiếu cơ sở biến động xấu.

Việc phát hành chứng quyền có đảm bảo được kỳ vọng sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận

Việc phát hành chứng quyền có bảo đảm được kỳ vọng sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận

Chứng quyền có bảo đảm được giới thiệu bắt đầu vào năm 2017. Sau gần hai năm, các nhà đầu tư đang chờ đợi màn giao dịch đầu tiên của sản phẩm này. CW được kỳ vọng là sản phẩm được hoàn thiện từ các sản phẩm, dịch vụ khác trên thị trường. Từ đó trở thành công cụ quản trị rủi ro trong bối cảnh năm 2019 đầy biến động.

Mở đầu thị trường có 5 công ty chứng khoán tham gia phát hành CW gồm:

  • VNDIRECT.
  • Chứng khoán MB (MBS).
  • Công ty chứng khoán BIDV (BSC).
  • Công ty Chứng khoán SSI (SSI).
  • Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC).

3.2. Những kỳ vọng từ phía thị trường

HOSE đã chốt danh sách 24 mã cổ phiếu đáp ứng điều kiện chứng khoán cơ sở của chứng quyền. Các cổ phiếu này đạt tiêu chí về vốn hóa, thanh khoản và lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng.

Từ 13/1/2019, HOSE đã thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có bảo đảm của các mã chứng khoán cơ sở. Mức chào bán CTD công ty cổ phần Xây dựng Coteccons được điều chỉnh giảm còn 4.085.255 cổ phiếu. Mức chào bán mã MWG - Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động tăng từ 26.626.811 cổ phiếu lên 27.414.330.

Danh sách hạn mức chào bán chứng quyền có đảm bảo mới nhất

Do mục tiêu giữ ổn định thị trường trước tình hình biến động kinh tế - chính trị thế giới. Điều này dẫn tới nhiều đợt điều chỉnh, khiến việc ra mắt sản phẩm giao dịch còn chậm bởi việc mạo hiểm các sản phẩm mới còn khó khăn.

Chứng quyền có bảo đảm giúp đa dạng hóa sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng thị phần môi giới... Đây là những kết quả tích cực mà hợp đồng tương lai đã mang lại cho các công ty chứng khoán vừa qua. Bởi vậy, những công ty đi đầu phát hành sản phẩm chuyên biệt sẽ tạo nên lợi thế vượt trội.

Với tính chất đòn bẩy cao, vốn đầu tư thấp, CW sẽ thu hút các nhà đầu tư theo trường phái giao dịch ngắn hạn và chấp nhận rủi ro cao. Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua chứng quyền bảo đảm để hưởng lợi từ việc tăng gía của các các cổ phiếu đã hết room.

Hy vọng việc phát hành chứng quyền có bảo đảm sẽ đạt được kết quả đáng mong đợi. Từ đó trở thành sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư cũng như thị trường.

Các tin liên quan