Giá hợp đồng tương lai được xác định như thế nào?

- 06/03/2019 1:54:00 AM


Hợp đồng tương lai giá được xác định ra sao? Ưu điểm của bảng tỷ giá của hợp đồng tương lai với nhà đầu tư là gì? Để trả lời các thắc mắc trên, mời các nhà đầu tư cùng BSC tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giá của hợp đồng tương lai

Giá của hợp đồng tương lai (HĐTL) được xác định dựa trên cung - cầu thực tế của các giao dịch được xảy ra trên thị trường đối với hợp đồng đó. Trong đó, người mua và bán sẽ đặt lệnh. Còn lệnh sẽ được khớp thông qua đấu giá liên tục trên Sở giao dịch Chứng khoán.

Giá của hợp đồng tương lai

2. Bảng giá hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai giá được cập nhật như thế nào? Ưu điểm của bảng giá hợp đồng tương lai đối với nhà đầu tư là gì? Hãy cùng BSC tìm hiểu thêm ngay dưới đây.

Đầu tiên, hợp đồng tương lai tỷ giá được xác định dựa trên cơ sở chênh lệch giá thanh toán cuối ngày (DSP) với giá bình quân gia quyền (quyền mua/ quyền bán) theo số lượng (VWAP) của mỗi loại vị thế. Tỷ giá này được tính riêng theo mã hợp đồng, sau đó bù trừ ròng để xác định nghĩa vụ thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư. Giá trị lãi/ lỗ cuối ngày được xác định dựa trên công thức tổng quát như sau:

VM cuối ngày = (DSP - VWAP)*(Số lượng hợp đồng)*(hệ số nhân)

  • Trong trường hợp vị thế Long: VWAP = Giá bình quân gia quyền mua
  • Trong trường hợp vị thế Short: VWAP = Giá bình quân gia quyền bán
  • Số hợp đồng: dấu (+) nếu là vị thế Long; dấu (-) nếu là vị thế Short
  • Trường hợp không phát sinh giao dịch vị thế trong ngày thì VWAP = DSP

Bảng giá hợp đồng tương lai có vai trò vô cùng đối với bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán phái sinh nào. Bảng giá này sẽ giúp nhà đầu tư theo dõi một cách sát sao, chi tiết nhất về giá trị của từng mã hợp đồng. Từ đó, nhà đầu tư sẽ cân nhắc, lựa chọn nên mở vị thế mua hay bán trong phiên và nên làm gì vào cuối ngày.

3. Cách tính giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Để mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm tỷ giá hợp đồng tương lai, chúng tôi sẽ được ra một vài ví dụ minh họa về cách tính giá của hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Cụ thể, BSC sẽ cung cấp cho bạn một ví dụ về mở vị thế mua và một ví dụ về mở cả vị thế mua lẫn bán.

Ví dụ 1: Với ví dụ đầu tiên, trong phiên giao dịch, nhà đầu tư mở 4 vị thế mua HĐTL VN30F1903 với giá 915. Sau đó, nhà đầu tư tiếp tục mở 2 vị thế để mua HĐTL VN30F1903 có giá 920.

=> Giá bình quân gia quyền mua là: (4*915 + 2*920)/6 = 916,67

Vào cuối ngày, giả sử nhà đầu tư vẫn tiếp tục giữ vị thế mua đến hết phiên, và giá DSP = 918.

=> VM = (918 - 916,67)*6*100.000 = 798.000. Lúc này, tài khoản của nhà đầu tư đã có khoản lợi nhuận là 798.000 đồng.

Ví dụ 2: Vào phiên giao dịch, nhà đầu tư mở 4 vị thế để mua HĐTL VN30F1903 với giá 915. Sau đó, nhà đầu tư này vẫn tiếp tục mở thêm 2 vị thế mua HĐTL VN30F1903 có giá 920.

=> Giá bình quân gia quyền mua sẽ là: (4*915 + 2*920)/6 = 916,67

Tiếp theo, nhà đầu tư lại mở 3 vị thế bán HĐTL VN30F1903 có giá 916. Vậy nên, giá bình quân gia quyền bán sẽ là 916.

Vào cuối ngày, giả sử nhà đầu tư giữ nguyên tình trạng tài khoản đến hết phiên, còn giá DSP = 918.

=> VM = (918 - 916,67)*6*100.000 + (920 - 918)*(-3)*100.000 = 916,67 - 600 = 316,67.

Lúc này, tài khoản nhà đầu tư đã lãi 316,67 đồng.

Trên đây là những chia sẻ về hợp đồng tương lai giá như thế nào, cách định giá của hợp đồng tương lai và một vài ví dụ minh họa cụ thể. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích dành cho các nhà đầu tư tham khảo. Chúc nhà đầu tư áp dụng thành công!

Các tin liên quan