Title Tuần 15_Dự báo danh mục cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VN-Diamond Index_230409
Report Type Báo cáo tuần
Source BSC
Bussiness HOSTC
Detail Date : 09/04/2023
Total pages : 12
Language : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 2087 Kb
Download: 448
Download
Vote (You must be logged in to vote)
Short Content

TTCK VIỆT NAM

Dòng tiền có dấu hiệu luân chuyển, mặt bằng giá đẩy tăng dần
VN-Index tăng 0.48%, duy trì tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp và thanh khoản tăng mạnh 42% so tuần trước. Áp lực chốt lãi ngắn hạn xuất hiện trong những phiên cuối tuần dù vậy thị trường vẫn chứng kiến 70% cổ phiếu và 11/19 ngành tăng. Ngoại trừ ngành dịch vụ tài chính vẫn giữ đà tăng tốt 4.4%, dòng tiền có dấu hiệu luân chuyển sang các nhóm ngành cổ phiếu chưa tăng giá đáng kể trước đó như xây dựng & vật liệu, hóa chất qua đó đẩy mặt bằng giá tăng dần. Ngoài ra xu hướng dịch chuyển dòng tiền còn được ghi nhận ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. VN-Index không thể giữ trên 1,080 điểm trước áp lực chốt lãi tuy nhiên chỉ số điều chỉnh trong ngắn hạn vẫn khá lành mạnh và thường thấy sau một nhịp hồi phục tốt. Khối ngoại duy trì bán ròng 30 triệu USD là điểm trừ tuy nhiên dòng vốn nội trở lại đang mở ra cơ hội trading cho NĐT ngắn hạn.
 
Tuần qua, NHNN đã công bố đối tượng và điều kiện cho vay gói tín dụng 120 nghìn tỷ cho nhà ở xã hội, nhà công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Đối tượng vay vốn là pháp nhân và cá nhân đầu tư mua nhà có liên quan. Thời gian ưu đãi với chủ đầu tư không quá 3 năm và người mua nhà không quá 5 năm kể từ ngày giải ngân. Chủ thể đi vay chỉ tham gia vay vốn 1 lần. Thời gian giải ngân đến khi doanh số đạt 120 nghìn tỷ nhưng không quá 31/12/20230. Vậy là trong vòng một tháng một loạt các chính sách hỗ trợ như NĐ08 về TPDN, NĐ10 hướng dẫn Luật đất đai, các Nghị quyết về đầu tư công, đề án 1 triệu căn hộ nhà xã hội cùng gói tín dụng 120 nghìn tỷ, các quyết định hạ lãi suất và thông tư 16 của NHNN, ... đã được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hỗ trợ nền kinh tế. Đây cũng là những tín hiệu rất tích cực hỗ trợ TTCK sớm lập đáy và mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới.
 
TTCK THẾ GIỚI
Nền kinh tế Hoa Kỳ có dấu hiệu hạ nhiệt, NĐT dự báo FED không tăng lãi suất vào tháng 5
Các chỉ số CK Hoa Kỳ giằng co và tăng giảm trái chiều trong biên độ hẹp sau tuần tăng tốt. NĐT bị giằng co giữa các dữ liệu kinh tế không thuận lợi và kỳ vọng FED không tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 5. Các chỉ số CK Châu Âu duy trì đà tăng với mức tăng 0.9% của chỉ số EU600 trong khi TTCK Châu Á có sự phân hóa rõ rệt. TTCK Nhật, Thái, Philippines giảm từ 1.87% - 2.3% trong khi Trung quốc và Ấn Độ tăng từ 1.3% - 1.8%. Chỉ số hàng hóa CRB Index tăng mạnh 3.6%, dẫn đầu là mức tăng từ năng lượng dầu thô trên 8.5%, than +9.6%; giá kim loại quý cũng tăng tốt với vàng +1.4% và bạc +4.7% trong khi thép và lithium giảm lần lượt 3.5% và 8%. Trên thị trường tiền tệ, USD tiếp suy giảm 0.5%, tuần thứ 4 liên tiếp, mức giảm so với nhiều đồng tiền chủ chốt. Nhìn chung mặc dù có phiên tăng giảm các thị trường vẫn tương đối ổn định ngoại trừ việc giá dầu tăng mạnh với quyết định giảm sản lượng của OPEC+.
 
Báo cáo việc làm ADP ngày 5/4 cho thấy nhà tuyển dụng Hoa Kỳ giảm tốc độ tuyển dụng trong tháng 3 khi chỉ tạo 145 nghìn việc làm, giảm 116 nghìn việc làm so tháng 2. Tăng trưởng lương lao động với người không thay đổi việc và thay đổi việc giảm lần lượt 6.9% và 14.2%. Thâm hụt thương mại tháng 2 tăng 2.7% do xuất khẩu hàng hóa giảm. PMI tháng 3 theo ISM giảm về 46.3, mức thấp nhất gần 2 năm do số lượng đơn hàng sụt giảm. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đang hạ nhiệt sau các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát. Sau các dữ liệu trên, NĐT đã tăng đặt cược vào khả năng FED sẽ không có động thái nào trong cuộc họp ngày 02-03/05. Tỷ lệ dự báo cho khả năng này trên CME Fedwatch tăng từ 53% lên mức 58.5% sau 1 tuần. Tại kỳ họp tháng 2, đa số thành viên FOMC thấy cần tăng lãi suất 1 lần lên 5.1% và không cắt giảm lãi suất cho đến 2024.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ và hiệu ứng các chính sách hỗ trợ
• Mùa họp ĐHCĐ, công bố dự kiến KQKD quý I
• 10/4, Cung tiền M2 và các khoản vay mới Trung Quốc; Cuộc họp IMF diễn ra 6 ngày. 11/4, CPI Trung Quốc; Daonh thu bán hàng EU. 12/4, CPI và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; Lãi suất và báo cáo chính sách tiền tệ Canada. 13/4, Biên bản FOMC và PPI, tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ; Tỷ lệ thất nghiệp Australia; PMI và GDP Anh. 14/4, GDP, chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu bán hàng, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ và tâm lý người tiêu dùng Hoa Kỳ.