レポート名 Tuần 35_Dự báo danh mục ETF FTSE Vietnam và ETF VNM Quý 3 năm 2022_220829
レポート類 Báo cáo tuần
ソース BSC
ディテール 日付 : 28/08/2022
総ページ数 : 13
言語 : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 1944 Kb
ダウンロード: 953
ダウンロード
投票 (投票するにはログインする必要があります)
要約

TTCK VIỆT NAM

Chỉ số vẫn đang lập đỉnh ngắn hạn trên nền giá mới
VN-Index tăng 1.06% và ghi nhận tuần tăng điểm thứ 7 liên tiếp. Vận động luân chuyển tiếp tục ghi nhận rõ ràng khi ngành bán lẻ, hóa chất, hàng cá nhân và gia dụng dẫn đầu với mức tăng lần lượt 10%, 5.1% và 2.4% trong khi các ngành Tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính, y tế giảm điểm. Số ngành tăng điểm vẫn áp đảo với 14/19 ngành nhưng thị trường phân hóa mạnh với chỉ 203 cổ phiếu tăng so với 173 cổ phiếu giảm. Cuộc họp của NHNN về tăng trưởng dụng năm 2022 giữa tuần qua đang cho thấy thời điểm công bố hạn mức tín dụng đang đến gần mà theo thị trường phỏng đoán có thể rơi vào 1-2 tuần đầu tháng 9. Dù vậy chúng tôi cho rằng TT đã duy trì 7 tuần tăng điểm, áp lực chốt còn tiếp tục gia tăng khi VN-Index tiến gần vùng tâm lý 1,300 điểm cũng như tâm lý chốt lãi trước kỳ nghỉ Lễ vào giữa tuần sau. Do vậy, NĐT nên giữ quan điểm thận trọng tránh mua đuổi, thực hiện chốt lãi từng phần và chờ cơ hội phù hợp khi thị trường có các nhịp điều chỉnh rõ ràng.
Tiền nhàn rỗi tiếp tục chảy vào hệ thống Ngân hàng nhờ lãi suất huy động liên tục tăng khiến kênh tiết kiệm hấp dẫn. Theo số liệu NHNN cập nhật cuối tháng 6/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 3.78% cùng kỳ; quy mô tiền gửi tổ chức tăng 3.61% trong khi tiền gửi cư dân tăng 6.03% yoy. Số liệu tiền gửi cư dân tăng tốt cho thấy một phần dòng tiền nóng từ các kênh đầu tư đã trú ẩn kênh tiền gửi khi lãi suất tăng. Lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 1 – 6 tháng tăng 0.1% và kỳ hạn 6 – 12 tháng tăng 0.2%. Đà tăng lãi suất sẽ chậm quý 3 khi nhiều Ngân hàng tạm thời hết dư địa tăng trưởng tín dụng tuy nhiên đà tăng sẽ mở rộng trong quý 4 khi hạn mức tín dụng được cấp. Lãi suất huy động dự báo chịu áp lực tăng vào cuối năm nằm trong chu kỳ phục hồi kinh tế và áp lực lạm pháp hiện hữu.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các thị trường chờ đợi thông điệp của tịch FED trong cuộc họp ngày 26/8
Trước các thông tin vĩ mô trái chiều và chờ đợi quan điểm chủ tịch FED tại Hội nghị Jackson Hole, TCK Hoa Kỳ và các nước phát triển không còn duy trì đà tăng mà giảm gần 2%. TTCK các nước khu vực tăng giảm trái phiếu trong biên độ hẹp. Trái ngược diễn biến tuần trước, chỉ số hàng hóa Bcom đảo chiều với mức tăng 2.2%. Hầu hết các mặt hàng trong rổ hàng hóa tăng điểm ngoại trừ giá giá gas và chì. USD Index cũng tăng nhẹ 0.4%. Các thị trường dù có tăng giảm trái chiều nhưng diễn biến giao dịch cầm chừng, chờ đợi thông điệp của chủ tịch FED vào ngày 26/8. Nhà đầu tư đang cố gắng tìm manh mối về việc liệu các nhà hoạch định chính sách có hạ lãi suất sau khi chu kỳ tăng lãi suất hiện nay kết thúc hay không.
Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ (NBER) công bố khảo sát ý kiến 198 các chuyên gia kinh tế thế giới. Kết quả cho thấy 72% nhà kinh thế học cho rằng cuộc suy thoái tiếp theo bắt đầu muộn nhất giữa năm 2023, trong đó 19% cho rằng kinh tế Hoa Kỳ thực tế rơi vào suy thoái. 73% cho rằng họ không tự tin FED hạ được lạm phát mục tiêu về 2% mà không gây suy thoái trong vòng 2 năm tới so với 13% ủng hộ. Cùng với đó, nguy cơ khủng cuộc khủng tương tự những năm 80 đối với các nước đang phát triển vì nợ khổng lồ, lạm phát cao và nền tài chính suy yếu cũng được WB đề cập. Với nhiều quốc gia đang phát triển, rủi ro lớn nhất là lãi suất tăng vượt mức kiểm soát nhưng giá hàng hóa vẫn có thể tăng. Các điều kiện kéo theo nguy cơ “đình lạm” càng trầm trọng. WB dự báo tăng trưởng các nước đang phát triển kịch bản tiêu cực chỉ còn 2.2% năm 2022 và 2.6% năm 2023, thấp hơn kịch bản bình thường lần lượt 1.2% và 1.6%.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thông tin vĩ mô quốc tế và biến động của thị trường chủ chốt.
• VKỳ nghỉ Lễ 2/9, Giao dịch chứng khoán vào chiều ngày T+2 bắt đầu từ ngày 29/8/2022.
• Ngày 29/8, Doanh thu bán lẻ Đức. 30/8, Tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản, CPI Đức; GDP Pháp; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 31/8, PMI Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ, niềm tin tiêu dùng Nhật Bản; CPI EU; Thay đổi bản lương phi nông nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 1/9, PMI và tỷ lệ thất nghiệp EU; Cuộc họp OPEC; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và PMI Hoa Kỳ. 2/9, Tỷ lệ thất nghiệp và đơn đặt hàng nhà máy Hoa Kỳ.