レポート名 Tuần 46_Nhận diện một số chỉ tiêu trong quá trình VN-Index hình thành vùng đáy trong thị trường giá giảm_2211013
レポート類 Báo cáo tuần
ソース BSC
ディテール 日付 : 13/11/2022
総ページ数 : 15
言語 : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 2099 Kb
ダウンロード: 720
ダウンロード
投票 (投票するにはログインする必要があります)
要約

 TTCK VIỆT NAM

Nhiều cổ phiếu BĐS giảm sàn với lệnh dự bán lớn, xuất hiện hiện tượng giải chấp chéo
Đi ngược với diễn biến tích cực thị trường thế giới và hoạt động mua ròng của khối ngoại, VN-Index ghi nhận tuần thứ 2 điểm khi mất -4.2%. Đà giảm diễn ra trên diện rộng với 344/401 cổ phiếu và 18/19 ngành giảm điểm. Các ngành Tài nguyên cơ bản, Xây dựng và vật liệu xây dựng, Dịch vụ tài chính, Hóa chất có mức giảm trên 10% trong khi duy nhất ngành Tiện ích có mức tăng 0.6%. Nhiều cổ phiếu Bất động sản giảm sàn và bị một số CTCK cắt margin có thể đã kéo theo hoạt động giải chấp chéo trên thị trường. Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đồng loạt giảm trong phiên thị trường tăng điểm cuối tuần. Giải chấp vẫn đang tạo áp lực không nhỏ lên thị trường nhất là khi VN-Index đang giảm về vùng điểm nhạy cảm và thời điểm không có tin hỗ trợ. NĐT do vậy vẫn nên hạn chế và cẩn trọng trong giao dịch chờ các tín hiệu rõ ràng.
Quốc hội thông qua mục tiêu năm 2023 với tăng trưởng GDP 6.5%, GDP bình quân 4,400 USD, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo/GDP khoảng 25.4 – 25.8%, CPI bình quân 4.5%, tốc độ tăng năng suất xã hội bình quân 5-6%... Các chỉ tiêu trên đã được Chính phủ tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở đánh giá những thuận lợi (đầu tư công có khả năng hồi phục mạnh, lạm phát trong phạm vi an toàn, du lịch và tiêu dùng tiếp tục hồi phục tốt) và thách thức (nguy cơ bùng phát chủng mới, áp lực lạm phát gia tăng, rủi ro thị trường tài chính, hoạt động sản xuất phụ thuộc nước ngoài có thể suy yếu theo đà giảm thế giới). So với kế hoạch 2022, chỉ tiêu GDP bằng ngưỡng trên và lạm phát tăng 0.5%. CPI sẽ có biên tăng lớn hơn hỗ trợ điều hành chủ động, linh hoạt, thích ứng trước áp lực lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cũng như thêm dư địa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ bật tăng mạnh trước thông tin lạm phát
Các chỉ số CK Hoa Kỳ đồng loạt tăng từ 3.7% - 7.3% trong phiên giao dịch 10/11 sau khi đón nhận tích cực từ CPI. Chỉ số CPI tháng 10 tăng 0.4% tháng trước và 7.7% cùng kỳ năm trước, thấp hơn 0.2% so với số dự báo. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 0.3% về mức 3.8% và chỉ số USD Index giảm 2.3% mức giảm mạnh nhất từ 2009. Các chỉ số CK khu vực hôm nay cũng tăng giá mạnh trung bình 4.6%, dẫn dầu với mức tăng 7.7% của HongKong sau khi Trung Quốc giảm bớt thời gian cách ly cho du khách du lịch trong nước và quy định đình chỉ chuyến bay vì Covid. Giá hàng hóa trong tuần cũng có nhiều biến động trong khi giá dầu tiếp tục giảm thì Bạc, Thép và Than đều có mức tăng trên 10%. Thông tin lạm phát đang giúp cho TTCK Hoa Kỳ tích cực lấn át kết quả bầu cử Quốc hội khi Đảng cộng hòa chiếm ưu thế Hạ viện nhưng chưa thể xác định tại Thượng viện.
Thông báo cuối tuần rút ngắn 2 ngày cách ly cho người tiếp xúc ca nhiễm và du khách giảm bớt tiêu cực thông báo trước đó của Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc về cam kết triệt tiêu Covid và đồng thời cảnh báo tình hình có thể trở lên nghiêm trọng và phức tạp hơn khi Trung Quốc vào mùa Đông. Tuyên bố này đã dập tắt tin đồn sớm nới lỏng chính sách zero covid tuần trước. Số ca nhiễm chạm đỉnh 6 tháng, ở mức 8,824 ca ngày 10/11 chưa cho phép Trung Quốc gỡ bỏ các biện pháp kiểm tra hàng loạt, hạn chế đi lại, đóng cửa kéo dài với khu vực lây nhiễm. Kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc tháng 10 giảm 0.3%, giảm lần đầu trong 2 năm khi nhu cầu suy yếu và nguy cơ suy thoái toàn cầu tăng. Chính  sách zero covid duy trì sẽ đập tan hy vọng tình hình kinh tế Trung Quốc sớm cải thiện do hoạt động xuất khẩu chậm cải thiện và nhiều hộ gia đình sẽ đẩy mạnh tiết liệm và giảm bớt chi tiêu.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Quốc hội bế mạc vào 18/11.
• Hoạt động bán giải chấp và giải chấp chéo tại một số công ty niêm yết.
• Ngày 14/11, Chỉ số sản xuất công nghiệp EU; Báo cáo chính sách tiền tệ ECB; FDI Trung Quốc. 15/11, GDP Nhật Bản; Biên bản chính sách tiền tệ Australia; Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; GDP EU; Chỉ số sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ; G20 họp từ 15-16/11. 16/11, CPI Anh và Canada; Doanh thu bán lẻ Hoa Kỳ. 17/11, Tỷ lệ thất nghiệp Australia; CPI lần cuối EU; Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ. 18/11, Doanh thu nhà qua sử dụng Hoa Kỳ.