レポート名 Tuần 49_ Dự báo danh mục MVIS-Index Việt Nam Quý 4/2022_221205
レポート類 Báo cáo tuần
ソース BSC
ディテール 日付 : 04/12/2022
総ページ数 : 12
言語 : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 1923 Kb
ダウンロード: 483
ダウンロード
投票 (投票するにはログインする必要があります)
要約

TTCK VIỆT NAM

Thị trường có tuần giao dịch bùng nổ, đà tăng diện rộng
Khối ngoại mua ròng 266 triệu USD trong tuần, nâng tổng giá trị mua ròng hơn 500 triệu USD trong tháng 11 tiếp tục hỗ trợ cho VN-Index tăng điểm, qua đó duy trì 3 tuần tăng điểm liên tiếp. Chỉ số tăng mạnh 11.1% với đà tăng trên diện rộng của 333/401 cổ phiếu và 18/19 ngành tăng điểm. Các cổ phiếu lớn trong danh mục VN30 tăng mạnh đóng góp trên 60% mức tăng điểm của chỉ số. Các nhóm ngành Bán lẻ, Tài nguyên cơ bản, Dịch vụ tài chính, Dầu khí, Hóa chất, Bất động sản, Xây dựng và VLXD và Ngân hàng đều tăng trên 10%. Các quỹ ngoại đẩy mạnh giải ngân đẩy chỉ số ra khỏi vùng đáy và hỗ trợ cho dòng tiền tăng trưởng sau quá trình dài nén chặt. Xu hướng tăng điểm mạnh và duy trì trong tuần tới, NĐT có thể canh mua ở vùng thấp tại những dịp rung lắc trong quá trình chỉ số tiến tới các vùng điểm cao mới.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5.3% và tăng 8.6% trong 11 tháng so cùng kỳ. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng 19.9% yoy, bằng 74.9% kế hoạch năm. Vốn FDI đăng ký mới giảm 5% trong khi FDI giải ngân tăng 15.1% cùng kỳ. Thặng dư ngân sách đạt 280 nghìn tỷ trong 11 tháng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và DVTD tháng 11 và 11 tháng tăng lần lượt 17.5% và 20.5% cùng kỳ. Xuất nhập khẩu tháng 11 và 11 tháng giảm 8.4% và tăng 13.4% cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10.6 tỷ USD. Chỉ số CPI tháng 11 tăng 4.37% so cùng kỳ, CPI bình quân 11 tháng tăng 3.02% cùng kỳ. Chỉ số USD tháng 11 tăng 8.7% cùng kỳ. Khách quốc tế 11 tháng đạt 2.9 triệu lượt, giảm 81.9% cùng kỳ 2019. Nhìn chung các dữ liệu tích cực về hoạt động sản xuất và tiêu dùng và ổn định vĩ mô dù vậy hoạt động xuất nhập khẩu có dầu hiệu chậm lại báo hiệu khó khăn trong lĩnh vực XNK và tăng trưởng KT năm 2023.
 
TTCK THẾ GIỚI
Thông điệp tăng lãi suất chậm từ chủ tịch FED, các TTCK duy trì đà tăng
TTCK Hoa Kỳ có phiên biến động mạnh và tăng bình quân hơn 1% trong tuần sau nhận định Chủ tịch FED và báo cáo việc làm. Xu hướng giằng co tăng nhẹ cũng diễn ra tại các thị trường chủ chốt và khu vực Châu Á, ngoại trừ đà tăng mạnh của TTCK Việt Nam. Chỉ số hàng hóa ghi nhận mức tăng 0.3%, dẫn đầu từ đà tăng giá dầu +6.2% và các kim loại quý Vàng +2.6% và Bạc +6.1%. Giá dầu tăng tốt nhờ tin OPEC+ cắt giảm sản lượng và Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid tại 2 thành phố lớn Quảng Châu và Trùng Khánh. Chỉ số USD Index giảm tuần thứ 3 liên tiếp với mức -1.5%. USD mất giá so với hầu hết các đồng tiền khác, trong đó có mức giảm -1.3% so với VND. 
Chủ tịch FED có bài phát biểu tại viện Brookings tại Washington DC cho rằng lãi suất tiến gần mức kiềm chế đủ để giảm lạm phát, đã đến lúc điều chỉnh tốc độ nâng lãi suất. Ông Powell cảnh báo FED có thể duy trì chính sách hạn chế trong một thời gian dài trước khi kết thúc cuộc chiến với lạm phát. Phát biểu này củng cố cho khả năng FED chỉ tăng 50 điểm cơ bản tại cuộc họp diễn ra vào 13-14/12 sau 4 đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản. Trước cuộc họp cuối cùng FED trong năm nay, NĐT sẽ đó nhận một số thông tin quan trọng như dữ liệu việc làm của Bộ lao động Hoa Kỳ vào ngày 2/12 và Báo cáo CPI tháng 11 vào ngày 13/12 để củng cố thêm nhận định về lộ trình tăng lãi suất của FED tại kỳ họp tháng 12 và trong năm 2023.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua ròng. Dòng tiền tan tỏa và có sức bật sau một thời gian dài bị nén.
• Ngày 4/12, Cuộc họp OPEC. 5/12, PMI Trung Quốc, EU, Anh và Hoa Kỳ. 6/12, Lãi suất biên bản chính sách tiền tệ Australia; Cán cân thương mại Canada, Hoa Kỳ. 7/12, GDP Australia; Tỷ lệ thất nghiệp và GDP điều chỉnh của EU; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ Canada; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 8/12, GDP lần cuối Nhật Bản; Cung tiền M2 và khoản vay mới Trung Quốc; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp. 9/12, Doanh thu bán lẻ, thất nghiệp Trung Quốc; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.