レポート名 Tuần 14_SBV hạ lãi suất điều hành_230403
レポート類 Báo cáo tuần
ソース BSC
ディテール 日付 : 02/04/2023
総ページ数 : 14
言語 : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 2172 Kb
ダウンロード: 851
ダウンロード
投票 (投票するにはログインする必要があります)
要約

TTCK VIỆT NAM

Dòng tiền có dấu hiệu tìm đến các ngành rủi ro hơn khi lãi suất thị trường giảm
VN-Index ghi nhận tuần tăng điểm thứ 2 liên tiếp với mức tăng 1.7%, thanh khoản tăng 17% so tuần trước. Thị trường ghi nhận 12/19 ngành và 53% số cổ phiếu tăng điểm. Dòng tiền chuyển dịch từ các lĩnh vực an toàn sang lĩnh vực rủi ro hơn nhờ kỳ vọng lãi suất tiếp tục giảm sau động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN ngày 15/3. Một số ngành nhạy cảm với lãi suất giảm như Dịch vụ tài chính, bất động sản và ngân hàng dẫn đầu đà tăng lần lượt 4.6%, 3.1% và 2.3%. Chiều ngược lại, Y tế, thực phẩm và đồ uống, ô tô và phụ tùng giảm từ 0.8% - 1%. Sự dịch chuyển dòng tiền đã giúp VN-Index tăng tốt bất chấp thông tin kém tích cực từ tăng trưởng GDP, KQKD dự kiến quý I và khối ngoại bán ròng. Diễn biến lãi suất và chính sách tiền tệ tiếp tục là bệ đỡ cho TTCK trong tuần tới trước áp lực chốt lãi và NĐT có thể chờ canh mua trong những phiên rung lắc cho một xu hướng tăng điểm mới đang hình hành.
GDP quý I tăng 3.32%, thấp thứ 2 và chỉ hơn quý I/2020 giai đoạn 20211-2023. Khu vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 35.4% GDP) giảm 0.4%, làm giảm 0.28% tăng trưởng GDP và ảnh hưởng mạnh đến GDP quý I/2023. Trong quý I, khu vực dịch vụ hồi phục sau dịch tăng 6.79%, góp 95.9% tăng trưởng GDP. Sản xuất công nghiệp giảm 0.8%yoy; số DN rút lui khỏi thị trường tăng 17.4%yoy; Tổng mức bán lẻ HH và DVTD tăng 13.9%yoy; khách quốc tế đạt gần 2.7 triệu, gấp 29.7 lần cùng kỳ; Vốn ĐT toàn xã hội tăng 3.7%yoy tuy nhiên vốn FDI giảm 19.3% yoy; xuất khẩu và nhập khẩu giảm lần lượt 11.9% và 14.7%yoy; xuất siêu 4.07 tỷ USD; CPI tăng 4.18% yoy, lạm phát cơ bản tăng 5.01%; thặng dư NS đạt 128 nghìn tỷ. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm đang ảnh hưởng đến Việt Nam qua số liệu lĩnh vực chế biến, chế tạo và hoạt động XNK. Kinh tế vĩ mô dù vậy vẫn ổn định tạo điều kiện cho NHNN giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên lạm phát cơ bản giữ ở mức cao là vấn đề cần cân nhắc khi thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ hỗ trợ kinh tế.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các TTCK hồi phục mạnh khi rủi ro thị trường tài chính lắng xuống
Các chỉ số CK Hoa Kỳ tuần qua tăng bình quân gần 2% khi chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX) giảm mạnh về mức 19 so với 30 giữa tháng 3 và số lượng thất nghiệp Hoa Kỳ tăng cho thấy tín hiệu thị trường lao động hạ nhiệt. Diễn biến tăng điểm cũng ghi nhận tại các thị trường Châu Âu với mức tăng trên 3% của các bộ chỉ số EU100 và EU600. TTCK khu vực Châu Á tăng tốt từ 1-2%, ngoại trừ TTCK Philippines giảm 1.5%. Cùng chiều với TTCK, chỉ số hàng hóa CRB tăng 2.6%, trong đó dẫn đầu là mức tăng 6.7% của dầu thô. Giá quặng sắt cũng tăng trên 3% nhưng ngược lại giá thép HRC giảm mạnh 7%. DXY tiếp tục chuỗi giảm điểm thứ 3 với mức giảm -0.7% trong tuần. USD giảm giá hầu hết với các đồng tiền chủ chốt và giảm 0.16% so với VND. TTCK và TT hàng hóa đang hồi phục với kỳ vọng FED giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ.
Theo khảo sát Hiệp hội kinh tế kinh doanh quốc gia Hoa Kỳ (NABE), hơn một nửa dự đoán suy thoái xảy ra trong năm 2023. Dù vậy chỉ còn 5% cho rằng Hoa Kỳ đang trong thời kỳ suy thoái, thấp hơn tỷ lệ 19% của cuộc khảo sát 8/2022. 70% người được hỏi dự đoán CPI duy trì trên 4% cuối năm 2023. Kết quả khảo sát đang thấy dự báo Hoa Kỳ sẽ rơi vào suy thoái cũng như đối mặt với lạm phát cao trong năm 2023. Trước đó báo cáo 27/3, WB cũng cảnh báo tăng trưởng trung bình toàn cầu có thể giảm mức thấp nhất ba thập kỷ ở mức 2.2%/năm (2000-2010 tăng 3.5%, 2011 – 2021 2.6%) nếu các Chính phủ không có chính sách táo bạo thúc đẩy nguồn cung lao động, năng suất và đầu tư. Suy yếu có thể nghiêm trọng hơn nếu một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác nổ ra. Những lo ngại về tăng trưởng và tiềm năng tăng trưởng Hoa Kỳ và thế giới đang quay trở lại.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ và giao dịch của khối ngoại
• Trọng điểm mùa ĐHCĐ, công bố dự kiến KQKD quý I
• 3/4, PMI Nhật, Thụy Sỹ, Canada,EU, Hoa Kỳ. 4/4, Lãi suất và biên bản tiền tệ NHTW Australia; Cuộc họp OPEC. 5/4, Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ NHTW New Zealand; PMI dịch vụ Anh, EU, Hoa Kỳ; Cán cân thương mại và dự trữ dầu Hoa Kỳ. 6/4, Tỷ lệ thất nghiệp Canada; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 7/4, Tỷ lệ thất nghiệp và thay đổi bảng lương phi nông nghiệp Hoa Kỳ.