レポート名 Tuần 16_Việt Nam và câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán_230416
レポート類 Báo cáo tuần
ソース BSC
会社 HOSTC
ディテール 日付 : 16/04/2023
総ページ数 : 13
言語 : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 2151 Kb
ダウンロード: 534
ダウンロード
投票 (投票するにはログインする必要があります)
要約

TTCK VIỆT NAM 

Xu hướng chững, NĐT đẩy mạnh hoạt động chốt lãi 
VN-Index quay đầu giảm 1.57% kết thúc 3 tuần tăng điểm khi đà tăng của chỉ số chững và áp lực bán ròng khối ngoại gia tăng (bán ròng khoảng 69 triệu USD). Khối ngoại liên tục bán ra tạo áp lực không nhỏ lên diễn biến và tâm lý thị trường khiến vận động luân chuyển ngành gián đoạn không còn thu hút được dòng tiền. Thị trường chuyển sang trạng thái kém tích cực trước hiệu ứng chốt lãi ngắn hạn lan rộng. Độ rộng giảm điểm tăng với 15/19 ngành giảm và 61% cổ phiếu giảm. Những ngành tăng tốt như Du lịch & giải trái, dịch vụ tài chính và dầu khí giảm từ 2-4%, còn những ngành chưa tăng ở các tuần trước như bán lẻ, y tế tăng tăng từ 1.5 – 2.7%. Các công ty đang dần công bố KQKD quý I và phần lớn đang được thị trường dự báo kém khả quan. NĐT do vậy có thể canh mua ở những nhịp cổ phiếu giảm sâu cho hoạt động đầu tư trung hạn bám theo chu kỳ lãi suất giảm. 
Chuyên gia IMF nhận định Việt Nam là một trong những điểm sáng kinh tế toàn cầu. IMF điều chỉnh dự báo tăng trưởng tích cực hơn lên mức 5.8% năm 2023 và 6.9% năm 2024. Lạm phát sẽ về mức mục tiêu 4.3% năm 2024. Việt Nam cần tập trung giảm lạm phát, chính sách tài khoản hướng tới hỗ trợ gia đình dễ bị tổn thương đồng thời ưu tiên ổn định thị trường BĐS và TPDN. Trước đó, báo cáo Eurocham nhìn nhận môi trường kinh doanh Việt Nam cải thiện và là điểm hút FDI. 36% số người tham gia khảo sát xếp Việt Nam ở vị trí đầu tiên tốp 3 hoặc tốp 5 điểm đầu tư hàng đầu. Lĩnh vực đánh giá cao về đầu tư gồm du lịch, dịch vụ nhà hàng và năng lượng tái tạo. Mặc dù tăng trưởng quý I thấp nhưng tiềm năng tăng trưởng cũng như cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

TTCK THẾ GIỚI 
TT tiếp tục giằng co giữa nỗi lo suy thoái và quan điểm chính sách của FED 
Các chỉ số CK Hoa Kỳ hồi phục nhẹ tăng bình quân 0.6% trước những thông tin trái chiều về CPI vs quan điểm từ biên bản FOMC cũng kỳ vọng về mùa công bố KQKD quý I. Thị trường Châu Âu tiếp tục mở rộng đà tăng điểm với mức tăng gần 1%. Diễn biến phân hóa tiếp tục diễn ra trên thị trường Châu Á, ngoại trừ TTCK Nhật bản +3.5% nhờ các cổ phiếu ngành bán lẻ tăng mạnh. Chỉ số hàng hóa CRB Index tăng 1.4%, đóng góp mức tăng tháng lên mức 6%. Dầu thô, kim loại quý, và một số nông sản (cafe, gạo) dẫn đầu đà tăng kéo dài chuỗi tăng tuần thứ 3. Thông tin CPI cũng khiến cho chỉ số DXY giảm 1.1%, qua đó ghi nhận chuỗi tuần giảm thứ 5 và cũng ghi nhận mức giảm 3.6% trong tháng. Tuần sau, thế giới không có thông tin nổi bật, NĐT sẽ chuyển sự chú ý vào mùa công bố KQKD quý I. 
Lạm phát Hoa Kỳ tháng 3 tiếp tục hạ nhiệt khi chỉ tăng 0.1% so với tháng 2, thấp hơn mức 0.2% dự báo, qua đó kéo CPI cùng kỳ từ 6% xuống 5%. CPI lõi tăng 0.4%mom và tăng 5.6%yoy như dự báo. Lạm phát công bố cao hơn so mục tiêu FED nhưng đã củng cố xu hướng giảm của lạm phát. Biên bản FOMC tháng 3 cho thấy dù lo ngại nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái nhẹ, FED vẫn có thể tăng LS thêm 0.5% trong kỳ họp tháng 5. Diễn biến tương đồng với nền kinh tế thứ 2 thế giới, CPI Trung Quốc tháng 3 chỉ tăng 0.7%yoy từ mức 1% của tháng 2, mức thấp nhất trong 18 tháng. Trung Quốc đang trải qua quá trình thiểu phát do phục hồi không đồng đều sau dịch và suy giảm từ lĩnh vực sản xuất và thị trường lao động. Chính phủ nước này cũng thực hiện các biện pháp vực dậy nền kinh tế như cắt giảm dự trữ bắt buộc, hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu, bất động sản. Nguy cơ suy thoái cũng sẽ sớm thúc đẩy các NHTW điều chỉnh chính sách thắt chặt tiền tệ sang nới lỏng tương tự Trung Quốc. 
Báo cáo việc làm ADP ngày 5/4 cho thấy nhà tuyển dụng Hoa Kỳ giảm tốc độ tuyển dụng trong tháng 3 khi chỉ tạo 145 nghìn việc làm, giảm 116 nghìn việc làm so tháng 2. Tăng trưởng lương lao động với người không thay đổi việc và thay đổi việc giảm lần lượt 6.9% và 14.2%. Thâm hụt thương mại tháng 2 tăng 2.7% do xuất khẩu hàng hóa giảm. PMI tháng 3 theo ISM giảm về 46.3, mức thấp nhất gần 2 năm do số lượng đơn hàng sụt giảm. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đang hạ nhiệt sau các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát. Sau các dữ liệu trên, NĐT đã tăng đặt cược vào khả năng FED sẽ không có động thái nào trong cuộc họp ngày 02-03/05. Tỷ lệ dự báo cho khả năng này trên CME Fedwatch tăng từ 53% lên mức 58.5% sau 1 tuần. Tại kỳ họp tháng 2, đa số thành viên FOMC thấy cần tăng lãi suất 1 lần lên 5.1% và không cắt giảm lãi suất cho đến 2024.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO: 
• Thông tin chính sách giảm thuế VAT 
• Mùa họp ĐHCĐ, công bố dự kiến KQKD quý I 
• 17/4, FDI Trung Quốc. 18/4, GDP, chỉ số sản xuất công nghiệp, bán lẻ và thất nghiệp Trung Quốc; Biên bản chính sách tiền tệ Australia; Thất nghiệp Anh; Cán cân thương mại EU; CPI Canada. 19/4, CPI Anh, EU; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 20/4, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 21/4, PMI Anh, EU và Hoa Kỳ.