レポート名 Tuần 17_Dự báo số lượng cổ phiếu mua/bán các ETF nội kỳ cơ cấu tháng 04/2023_230424
レポート類 Báo cáo tuần
ソース BSC
ディテール 日付 : 23/04/2023
総ページ数 : 20
言語 : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 2590 Kb
ダウンロード: 524
ダウンロード
投票 (投票するにはログインする必要があります)
要約
TTCK VIỆT NAM
Lực cầu suy yếu, áp lực giảm tiếp tục chiếm ưu thế
VN-Index giảm 0.9% khi các nhóm cổ phiếu trụ tiếp tục suy yếu. Giao dịch dè dặt và khối ngoại bán ròng (bán ròng 13 triệu USD và 101 triệu USD trong tháng 3) tiếp tục thử thách tâm lý của NĐT. Những ngành có ảnh hưởng mạnh đến chỉ số như Ngân hàng, Tiện ích suy yếu cùng với đà giảm của dòng tiền. Vận động giá chỉ rõ rệt ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tuy nhiên điều này không ảnh hưởng xu hướng và thu hút được dòng tiền mới. Độ rộng thị trường duy trì so tuần trước với 13/19 ngành và 57% cổ phiếu giảm. Một loạt chính sách tích cực liên quan tài khóa và trước đó là tiền tệ chưa đủ sức hút với thị trường khi mùa công bố KQKD quý I kém khả quan. Kể từ đầu năm, VN-Index cơ bản vẫn đi ngang quanh 1,050 ± 30 điểm. Nhịp giảm điểm mạnh trong tuần tới sẽ mở ra cơ hội tích lũy cổ phiếu cho hoạt động đầu tư trung hạn bám theo chu kỳ lãi suất giảm.
Tính đến 21/4, 2 sàn HSX và HNX đã có 18% công ty công bố KQKD quý I với mức sụt giảm lợi nhuận cùng kỳ 17%. Số công ty tăng trưởng dương so cùng kỳ chiếm 38% và số công ty công bố thu lỗ chiếm 14% trong tổng 133 Doanh nghiệp. KQKD sơ bộ này phản ánh khó khăn của Doanh nghiệp cũng như nền kinh tế trong quý I. Các công ty công bố giai đoạn đầu phần lớn là các công ty vừa và nhỏ nên chưa phản ánh đầy đủ bức tranh về lợi nhuận. Trong 1-2 tuần tới sẽ có các công ty trong nhóm VN30 và nhóm Ngân hàng sẽ công bố KQKD. Tăng trưởng toàn thị trường sẽ còn thay đổi, cung cấp cái nhìn toàn cảnh cho giao dịch ngắn hạn cũng như kỳ vọng cải thiện những quý cuối năm.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các TTCK chủ chốt gần như đi ngang trong mùa công bố KQKD quý I
Nhiều công ty niêm yết ghi nhận lợi nhuận vượt so với ước tính của các chuyên gia tuy nhiên các thị trường chủ chốt thế giới chỉ giao dịch giằng co và không rõ xu hướng. Các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm nhẹ từ 0.1 – 0.6%. Diễn biến cũng tương đồng trên TTCK Châu Âu với mức tăng nhẹ 0.1% của EU600 và vận động trái chiều trong biên độ hẹp tại thị trường Đức, Pháp và Ý. Diễn biến trái chiều cũng ghi nhận tại TTCK Châu Á. Trung Quốc và Thái Lan dẫn đầu đà giảm trong khi Nhật Bản và Pakistan duy trì đà tăng. Lo ngại kinh tế suy thoái làm đảo chiều đà tăng trên thị trường hàng hóa. Chỉ số hàng hóa CRB Index giảm 1.2%, trong đó giá dầu đóng góp chính với mức giảm 6.1% và kim loại quý giảm gần 1%. TTCK và TT hàng hóa giảm một phần cũng do chỉ số DXY tăng lại 0.3% sau chuỗi thời gian dài giảm điểm. Trong tuần tới cùng với mùa công bố KQKD thì GDP Hoa Kỳ công bố lần đầu là thông tin đáng chú ý.
GDP quý I Trung Quốc đạt 4.5%, mức cao nhất kể từ quý I/2022, cao hơn mức dự báo 4%. Mức tăng trưởng không đồng đều khi doanh số bán lẻ tăng mạnh 10.6% so dự báo 7.4% trong khi sản lượng công nghiệp chỉ tăng 3.9%. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng yếu cùng với CPI ở mức thấp 1.3%. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang đi đúng hướng và có thể tăng mạnh trên 7% trong quý II, trước khi chậm lại quý III và IV qua đó đạt mức tăng trưởng 5.3% năm 2023. IMF cũng nhận định tích cực khi cho rằng Trung Quốc là đầu tầu tăng trưởng thế giới trong 5 năm tới, đóng góp 22.6% tăng trưởng toàn cầu vào năm 2028 trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu dự báo chỉ ở mức 3% (triển vọng thấp nhất trung bình 5 năm trong 3 thập kỷ theo dự báo của IMF). Sự trở lại của nền kinh tế Trung Quốc sau dịch khi các đầu tàu kinh tế đang suy giảm là tín hiệu vui cho tăng trưởng kinh tế thế giới.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Các chính sách hỗ trợ liên quan đến tài khóa, tiền tệ và sửa đổi quy định dưới Luật
• Mùa họp ĐHCĐ, công bố dự kiến KQKD quý I
• 24/4, Báo cáo môi trường kinh doanh Đức. 25/4, chỉ số niềm tin tiêu dùng và doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ. 26/4, CPI Australia; đơn đặt hàng hóa lâu bền và dữ trữ dầu thô Hoa Kỳ. 27/4, GDP công bố lần đầu, tỷ lệ thất nghiệp, doanh bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ; tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản. 28/4, Doanh thu bán lẻ, biên bản chính sách tiền tệ Nhật; GDP Canada, Đức, Pháp, Ý; CPI Đức.