Blog kiến thức đầu tư

Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh ở Việt Nam hiện nay

BSC -
22/01/2019

Một năm qua, chứng khoán phái sinh ở Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng đầy ấn tượng. Trở thành công cụ tài chính thu hút hàng hóa đầu tư và gia tăng thanh khoản trên thị trường. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà đầu tư và khách hàng, chứng khoán phái sinh vẫn còn khá mới lạ. Hãy để chúng tôi giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về chứng khoán phái sinh ở Việt Nam qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

1.1 Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính, giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở. Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa như nông sản, đồ gia dụng... Tài sản cơ sở cũng có thể là công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu...

1.2. Chứng khoán phái sinh bao gồm sản phẩm gì?

1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là giao kèo mua bán theo một mức giá được xác định trước

Hợp đồng kỳ hạn là giao kèo mua bán theo một mức giá được xác định trước

Đây là hợp đồng thỏa thuận xác nhận cam kết mua hoặc bán giữa các bên về một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định tại thời điểm đã được ấn định trước trong tương lai.

Ví dụ: vào đầu vụ, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua của người B 20 tấn cà phê với giá là 30 triệu đồng/tấn. Theo đó, B sẽ là người bán và công ty A là bên mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng, người B có nghĩa vụ phải bán cho công ty A 20 tấn cà phê với giá 30 triệu đồng/tấn đã thỏa thuận. Công ty A chịu trách nhiệm phải mua 20 tấn cà phê của người B với giá đã thỏa thuận. Cho dù mức giá cà phê trên thị trường tại thời điểm đó có biến động ra sao.

1.2.2. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng thường thấy trong các giao dịch

Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng thường thấy trong các giao dịch

Đây là hợp đồng thỏa thuận xác nhận cam kết các bên thực hiện một trong các giao dịch sau:

  • Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
  • Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại một ngày được ấn định trước trong tương lai.

Ví dụ: công ty A bán cho công ty B 100,000 thùng dầu vào tháng 5/2018 theo một hợp đồng tương lai với giá 1.500.000đ/thùng. Đến tháng 5/2018, nếu như mức giá dầu tăng lên 2.000.000đ/thùng. Công ty A sẽ phải giao cho B 100,000 thùng dầu với giá 1.500.000đ/thùng. Hoặc là bên A sẽ không giao dầu mà thanh toán khoản chênh lệch cho bên B: 500.000 x 100.000 = 50.000.000.000đ.

1.2.3. Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư ấn định mức giá trước

Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư ấn định mức giá trước

Hợp đồng cho phép nhà đầu tư có quyền mua bán một tài sản cơ sở với mức giá ấn định trước đó hoặc mức giá được xác định trong tương lai. Công cụ này giúp nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại cho mình khi giá cổ phiếu có rủi ro.

Ví dụ: một người muốn mua 1.000 cổ phiếu ABC với giá thời điểm đáo hạn trong một tháng sau có phí mua quyền là 15.000 đ/cổ phiếu và giá thực hiện là 50.000đ/CP. Một tháng sau, nếu giá cổ phiếu ABC tăng lên 100.000đ/CP. Như vậy, lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ là (50.000đ – 15.00 đ) × 1.000 = 35.000.000đ. Nếu giá cổ phiếu ABC giảm thì nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền mua của mình và chịu mất 15.000.000đ tiền phí khi ký hợp đồng mua quyền chọn.

1.2.4. Hợp đồng hoán đổi

Đây là hợp đồng giao dịch giữa hai bên. Bao gồm một giao dịch mua và một giao dịch bán cùng một loại ngoại tệ. Trong đó thời điểm thanh toán của hai giao dịch là khác nhau. Tỷ giá của hai giao dịch sẽ được xác định ngay tại thời điểm giao dịch.

Hợp đồng hoán đổi bảo gồm giao dịch mua - bán cùng một loại ngoại tệ

Hợp đồng hoán đổi bảo gồm giao dịch mua - bán cùng một loại ngoại tệ

Ví dụ: A có một khoản tiền tiết kiệm $100,000 với lãi suất cố định 5%/năm. B cũng có một khoản đầu tư $100,000 với lãi suất biến động, trung bình 5%/năm. A và B kí một hợp đồng hoán đổi theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ khoản đầu tư của B, còn A trả cho B lợi tức 5,000 usd/năm. Nhờ hợp đồng hoán đổi, B vẫn giữ nguyên được khoản đầu tư, trong khi có thu nhập ổn định. Còn A có cơ hội nhận lợi tức từ khoản đầu tư của B dù không thực sự sở hữu.

1.3 Thực trạng về chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Chứng khoán phái sinh chính thức được ra mắt tại Việt Nam vào ngày 10/8/2017. Điều này đã đánh dấu bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời ghi danh Việt Nam là một trong năm nước trong khu vực ASEAN, trở thành quốc gia thứ 42 trên thế giới sở hữu thị trường tài chính bậc cao này.

Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam đã được khai trương vào ngày 10/8/2017

Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam đã được khai trương vào ngày 10/8/2017

  • Tại Việt Nam, chứng khoán phái sinh đang được lưu thông là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Đây là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hoá và thanh khoản hàng đầu. VN30 được tính theo phương pháp giá trị vốn hoá thị trường phụ thuộc vào điều chỉnh tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free - float).
  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 cho phép nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua/bán với một rổ 30 cổ phiếu thay vì khó năm bắt tỷ lệ mã của từng loại cổ phiếu, giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả và thu hút vốn đầu tư và tăng giá trị giao dịch cũng như khả năng thanh khoản cho thị trường cơ sở.

2. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Hiện tại, mới chỉ có hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được lưu hành trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Chính phủ cũng đã có quyết định bổ sung vào sản phẩm chứng khoán phái sinh tiếp theo trên thị trường. Việc có thêm sản phẩm sẽ thúc đẩy thị trường và tăng thêm lựa chọn cho các nhà đầu tư.

Thời gian

Số lượng tài khoản giao dịch

Số lượng tài khoản giao dịch mới được mở

Số công ty chứng khoán trở thành giao dịch viên

Giá trị giao dịch trung bình 1 ngày (VNĐ)

Năm 2017

17,116,000

117

7

802,475,000

Tháng 10/2018

50,956,000

170

10

650,000,000

(Nguồn: sở giao dịch chứng khoán thành phố HCM)

Qua bảng trên ta thấy được, sự tăng trưởng rõ rệt của chứng khoán phái sinh trong thời gian qua. Đây chính là một cơ hội để sinh lời vô cùng hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư. Và để cho thị trường chứng khoán phái sinh phát triển hơn nữa, cần có thêm các chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, do thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Chính vì vậy, vẫn cần phải tăng cường công tác giám sát, xử lý vi phạm...

Hy vọng qua bài viết trên đây, các nhà đầu tư đã hiểu thêm về chứng khoán phái sinh ở Việt Nam. Từ đó có thể đưa ra quyết định các đầu tư đúng đắn để đem về lợi nhuận cao nhất.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh