Blog kiến thức đầu tư

Tổng hợp các loại sản phẩm chứng khoán phái sinh

BSC -
30/01/2019

Mặc dù đã chính thức xuất hiện được gần một năm, tuy nhiên chứng khoán phái sinh vẫn còn khá mới mẻ với các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư vẫn chưa biết được hết các sản phẩm chứng khoán phái sinh phổ biến hiện nay. Do vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những loại sản phẩm của thị trường đầu tư bậc cao này qua bài viết dưới đây.

1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh (Derivative Securities) là công cụ tài chính, trong đó giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở.

Có nhiều loại sản phẩm chứng khoán phái sinh khác nhau hiện nay

Có nhiều loại sản phẩm chứng khoán phái sinh khác nhau hiện nay

Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh gồm:

  • Hàng hóa: nông sản, kim loại...
  • Phi hàng hóa: cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất...

2. Những loại sản phẩm chứng khoán phái sinh

2.1. Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là một trong các sản phẩm chứng khoán phái sinh

Hợp đồng kỳ hạn là một trong các sản phẩm chứng khoán phái sinh

Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng thỏa thuận cam kết mua hoặc bán giữa các bên về một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định tại thời điểm ấn định trước trong tương lai.

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

  • Tại thời điểm ký hợp đồng kỳ hạn không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền.
  • Hoạt động thanh toán sẽ diễn ra tại một thời điểm trong tương lai theo thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng.
  • Trong hợp đồng kỳ hạn bên mua và bên bán đều không trả phí cho hợp đồng.
  • Không có sự tham gia của tổ chức trung gian.

Cách chơi của hợp đồng kỳ hạn

Nếu gọi :

  • K là giá kỳ hạn của tài sản cơ sở.
  • S(t) là giá giao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm hợp đồng kết thúc.

Thì giá trị từ hợp đồng kỳ hạn = S(t) – K.

  • Khi S(t) > K: người mua có lãi, người bán lỗ vốn.
  • Khi S(t) < K: người bán có lãi, người mua lỗ vốn.

Ưu điểm của hợp đồng kỳ hạn

  • Hợp đồng kỳ hạn được thiết kế như là công cụ phòng chống rủi ro cho các nhà đầu tư.
  • Hợp đồng kỳ hạn thường rất linh hoạt về thời hạn thực hiện hợp đồng, quy mô hợp đồng, thời gian giao dịch…

Ví dụ

Vào đầu vụ, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 20 tấn cà phê tại thời điểm 6 tháng sau với giá là 28 triệu đồng/tấn. Theo đó, B được gọi là người bán và công ty A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn.

6 tháng sau B có trách nhiệm phải bán cho Công ty A 20 tấn cà phê theo giá là 28 triệu đồng/tấn và công ty A bắt buộc phải mua 20 tấn cà phê của B với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường tại thời điểm ấy có chênh lệch so với con số ban đầu.

Với hợp đồng kỳ hạn, cả B và Công ty A đều có được sự yên tâm về sự biến động giá cả cà phê trên thị trường.

2.2. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là sản phẩm phổ biến của thị trường chứng khoán phái sinh

Hợp đồng tương lai là sản phẩm phổ biến của thị trường chứng khoán phái sinh

Hợp đồng tương lai là hợp đồng thỏa thuận mua - bán một loại tài sản cơ sở theo một mức giá đã được xác định tại một thời điểm ấn định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại một thời gian ấn định trước trong tương lai.

Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được các nước trên thế giới áp dụng. Ở Việt Nam sản phẩm chứng khoán phái sinh đang hiện hành là hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

Thống kê 10 thị trường ra mắt sản phẩm phái sinh trên chỉ số cổ phiếu đầu tiên:

STT

Thị trường

Tên chỉ số

Năm ra mắt HĐTL trên chỉ số

1

Mỹ

S&P500

1982

2

Úc

All Dorinaries

1983

3

Canada

TSE 300

1984

4

Anh

FTSE

1984

5

Hong Kong

Hang Seng

1986

6

Nhật

Nikkei 225

1986

7

Tây Ban Nha

IBEX 35

1992


 (Nguồn : Sở GDCK Hà Nội)  

Thống kê 7 thị trường trái phiếu trên chỉ số trái phiếu chính phủ (TPCP) đầu tiên:

STT

Thị trường

Tên chỉ số

Năm ra mắt HĐTL trên chỉ số

1

Úc

Tín phiếu kỳ hạn 90 ngày

1979

2

Nhật

TPCP 10 năm

1985

3

Canada

TPCP 10 năm

1989

4

Hong Kong

Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng

1997

5

Đài Loan

TPCP 10 năm

2004

6

Thái Lan

TPCP 5 năm

2010

7

Trung Quốc

TP kho bạc 5 năm

2013

(Nguồn: Sở GDCK Hà Nội)

Đặc điểm của hợp đồng tương lai:

  • Giá chuyển giao tài sản cơ sở thay đổi hàng ngày theo giá trị trường.
  • Có tính thanh khoản cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn.
  • Hai bên tham gia hợp đồng phải ký quỹ tại sở giao dịch để đảm bảo khả năng thanh toán hợp đồng.
  • Giá trị lỗ lãi của hợp đồng tương lai được xác định hàng ngày.

Ưu điểm của hợp đồng tương lai:

  • Tính thanh khoản cao: Tính thanh khoản cao do niêm yết và giao dịch tập trung giữa các bên mua – bên bán trên sở giao dịch chứng khoán.
  • Lợi thế đòn bẩy: Các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận hấp dẫn chỉ với một khoản ký quỹ có giá trị nhỏ hơn so với giá trị hợp đồng.
  • Giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro biến động giá hiệu quả, khi bán hợp đồng tương lai nhà đầu tư hạn chế thua lỗ thị trường cơ sở.

Cách chơi của hợp đồng tương lai:

Quy trình giao dịch của hợp đồng tương lai

Quy trình giao dịch của hợp đồng tương lai

Ví dụ

Công ty A và công ty B ký kết hợp đồng tương lai. Theo đó,công ty A mua công ty B 50 tấn gạo giao hạn vào tháng 10/2018 với giá 8 triệu /tấn. Đến tháng 10/ 2018 giá gạo tăng lên 10 triệu/tấn thì hoặc công ty A vẫn bán cho công ty B 50 tấn gạo với giá 8 triệu/tấn hoặc công ty A sẽ không phải giao gạo mà thanh toán khoản chênh lệch cho công ty B: 2 triệu x 50 = 100 triệu.

2.3. Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn giúp nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch

Hợp đồng quyền chọn giúp nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch

Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư sở hữu nó có quyền mua hoặc bán một tài sản cơ sở với mức giá ấn định trước đó hoặc mức giá được xác định trong tương lai.

Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn:

  • Hợp đồng quyền chọn là công cụ tài chính duy nhất cho phép người mua nó có quyền chứ không phải có nghĩa vụ.
  • Hợp đồng quyền chọn là tài sản chính nên nó có giá trị.
  • Giá cả trên thị trường cơ sở là căn cứ xác định giá trị của hợp đồng quyền chọn.

Cách chơi của hợp đồng quyền chọn:

Nếu gọi:

  • Pm là giá thị trường.
  • P là giá thực hiện theo hợp đồng của tài sản tại thời điểm thực hiện quyền chọn.
  • F là phí mua quyền chọn.

Đối với người mua quyền chọn mua:

  • Nếu Pm > P: người mua quyền sẽ thực hiện quyền mua khi đó họ sẽ có lợi nhuận là Pm - P - F.
  • Nếu Pm < P: người mua quyền sẽ không thực hiện quyền mua.

Đối với người mua quyền chọn bán:

Tương tự như vậy, nhà đầu tư sẽ chọn mua quyền chọn bán trong trường hợp dự báo giá cổ phiếu sẽ hạ trong thời gian tới. Nếu sau đó, giá cổ phiếu giảm như dự báo thì nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu với giá cao hơn giá thị trường.

Ưu điểm của hợp đồng quyền chọn:

  • Không bắt buộc thực hiện, người mua quyền có thể không thực hiện nếu thấy bất lợi.
  • Nhà đầu tư có thể sử dụng quyền chọn để giảm thiểu rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa, lãi suất...

Ví dụ:

Ông A mua hợp đồng quyền chọn mua cổ phần BSC của ông B với giá thực hiện 15.000đ/ cổ phần. Vào thời điểm đáo hạn, giả thiết giá một cổ phần của BSC lên đến 20.000đ/ cổ phần. Ông A sẽ thực hiện quyền chọn mua, ông B buộc phải bán cho ông A cổ phần BSC với giá 15.000đ/cổ phần. Như vậy ông B bị lỗ 5.000đ/ cổ phần, ông A lời 5000đ/ cổ phần.

2.4. Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi vẫn chưa chính thức được triển khai tại thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Hợp đồng hoán đổi vẫn chưa chính thức được triển khai tại thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng giao dịch giữa hai bên, bao gồm một giao dịch mua và một giao dịch để trao đổi một dòng tiền. Các dòng tiền được tính toán dựa trên một số nguyên tắc nhất định.

Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi:

  • Hợp đồng hoán đổi thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung.
  • Hợp đồng hoán đổi không thể được mua hoặc bán trao đổi như các loại chứng khoán hay hợp đồng khác, mà chúng thực sự là những hợp đồng riêng biệt giữa hai bên xác định.

Cách chơi của hợp đồng hoán đổi:

Để tham gia hợp đồng hoán đổi khách hàng phải ký quỹ một khoản không quá 5% trị giá hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng.

Sau đó, nhà đầu tư có thể tham gia các hợp đồng hoán đổi sau: hoán đổi ngoại tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi tín dụng, hoán đổi hàng hóa.

Ưu điểm của hợp đồng hoán đổi:

  • Hợp đồng hoán đổi là công cụ quản lý và phòng chống hiệu quả các rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá…
  • Giúp các doanh nghiệp ấn định được mức lợi nhuận trên các giao dịch kinh tế.

Ví dụ:

Một người Mỹ làm việc tại Việt Nam trong thời gian 5 năm với thu nhập 10.000 USD/ năm. Để đảm bảo thu nhập của mình tính theo USD luôn ổn định trước biến động về tỷ giá giữa USD và VNĐ, người Mỹ này ký một hợp đồng hoán đổi về ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái ấn định tại thời điểm ký hợp đồng.

Giả sử ở năm tiếp theo, tỷ giá hối đoái giữa USD và VNĐ tăng lên, để đảm bảo thu nhập của người Mỹ này là 10.000 USD, công ty đã ký hợp đồng hoán đổi với người Mỹ (phía đối tác) buộc phải trả thêm khoản tiền chênh lệch về tỷ giá giữa tỷ giá ở thời điểm ký hợp đồng và tỷ giá hiện tại.

Còn trong trường hợp ngược lại, nếu tỷ giá hiện tại giảm xuống, do được tổ chức thuê trả thu nhập tính cao hơn mức 10.000 USD, người Mỹ này buộc phải trả cho phía đối tác khoản tiền chênh lệch tỷ giá.

2.5. So sánh 4 sản phẩm chứng khoán phái sinh

Sau đây là bảng so sánh những điểm giống và khác nhau của 4 sản phẩm chứng khoán phái sinh mà các nhà đầu tư cần biết:

Tên hợp đồng

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng hoán đổi

Tính chuẩn hóa

HĐTL được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh, cho nên HĐTL được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở...

Không cần chuẩn hóa, tài sản cơ sở của HĐQC có thể là bất kỳ tài sản nào

Không cần chuẩn hóa, tài sản cơ sở của HĐKH có thể là bất kỳ tài sản nào

Không cần chuẩn hóa, tài sản cơ sở của HĐHĐ có thể là bất kỳ tài sản nào

Niêm yết

Được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung

Không được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC

Không được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC

Tỷ giá giao ngay được ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch, tỷ giá có kỳ hạn không được niêm yết và Giao dịch trên thị trường OTC

Ký quỹ

HĐTL bắt buộc hai bên phải thực hiện ký quỹ và được bù trừ theo thông báo lãi lỗ vào tài sản ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ và hạn chế rủi ro thanh toán giữa các bên tham gia.

Không cần ký quỹ: Bên mua quyền chọn sẽ phải trả phí sau ký hợp đồng, bên bán quyền chọn sẽ nhận phí và có nghĩa vụ với bên mua.

Không cần thực hiện ký quỹ

Khách hàng phải ký quỹ một khoản không quá 5% trị giá hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng.

Đóng vị thế

Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia đối ngược đối với HĐTL tương tự

Quyền bình chọn: Quyền chọn mua và quyền chọn bán

 

Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bằng cách tham gia đối ngược đối với HĐTL tương tự

Tính bắt buộc

Người tham gia HĐTL có trách nhiệm phải thực hiện theo quy định tại ngày đáo hạn.

Người tham gia HĐQC có quyền tham gia ngày đáo hạn, với tư cách không liên quan đến nghĩa vụ.

 

Người tham gia HĐTL có trách nhiệm phải thực hiện theo quy định thỏa thuận hợp đồng tại ngày đáo hạn.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã tổng hợp những sản phẩm chứng khoán phái sinh phổ biến hiện nay. Hy vọng, các nhà đầu tư có thể lựa chọn được loại sản phẩm ưng ý nhất để đầu tư. Từ đó có thể tạo ra một nguồn lợi nhuận vô cùng hấp dẫn và ổn định.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh