Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh tại BSC

- 2019/01/25 16:28:20


Với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường thì tìm hiểu các hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh rất quan trọng. Hãy cùng BSC tìm hiểu về những khái niệm, các thức giao dịch cơ bản cho tới những kinh nghiệm giao dịch qua bài viết dưới đây nhé.

1. Các khái niệm cần biết khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Trước khi tham gia vào cuộc giao dịch, việc tìm hiểu những khái niệm chuyên môn là điều khá quan trọng. Hãy cùng khám phá những khái niệm cần biết trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh.

1.1 Các phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh

Khác với thị trường cổ phiếu khi chỉ có 2 phiên khớp lệnh liên tục và định kỳ đóng cửa thì kết cấu phiên giao dịch của chứng khoán phái sinh gồm 3 phiên: phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ mở cửa, phiên khớp lệnh liên tục và phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.

Chứng khoán phái sinh có 3 phiên thay vì 2 phiên như chứng khoán cơ sở

Chứng khoán phái sinh có 3 phiên thay vì 2 phiên như chứng khoán cơ sở

Ngoài ra, thời gian giao dịch của thị trường phái sinh cũng sẽ mở cửa sớm hơn thị trường cổ phiếu 15 phút. Tuy nhiên, cả hai thị trường đều kết thúc cùng giờ với thị trường cơ sở. Cách hoạt động các phiên cụ thể như sau:

Phiên sáng:

  • Phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa: 8g45 - 9g00.
  • Phiên khớp lệnh liên tục: 9g00 - 11g30.
  • Giao dịch thỏa thuận: 8g45 - 11g30.

Phiên chiều:

  • Phiên khớp lệnh liên tục: 13g00 - 14g30.
  • Phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa: 14g30 - 14g45.
  • Giao dịch thỏa thuận: 13g00 - 14g45.

1.2 Sản phẩm đầu tiên của CKPS là HĐTL chỉ số VN30

Hợp đồng tương lai là sản phẩm đầu tiên của thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam. Cụ thể hơn, đó là hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

Chỉ số VN30 là chỉ số được chọn làm tài sản cơ sở cho hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu. VN30 mang ý nghĩa đại diện cho 30 cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE, có vốn hóa thị trường và thanh khoản cao nhất cùng với các yếu tố kỹ thuật khác.

VN30 chính là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên ở thị trường Việt Nam

VN30 chính là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên ở thị trường Việt Nam

Hiện nay, VN30 chiếm đến 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Hiện tại, cùng một lúc thì VN30 sẽ có 4 tháng đáo hạn với các mã khác nhau là:

  • HĐTL cho tháng hiện tại: VN30F1902
  • HĐTL cho tháng kế tiếp: VN30F1903
  • HĐTL cuối quý gần nhất: VN30F1906
  • HĐTL cuối quý tiếp theo: VN30F1909

1.3 Hệ số nhân

Hệ số nhân trong VN30 sẽ giúp xác định giá trị hoặc quy mô của một hợp đồng. Hệ số nhân có giá trị là 100.000 đồng. Từ đó, giá trị hợp đồng được xác định theo công thức: Giá trị hợp đồng = Hệ số nhân x Giá 1 hợp đồng tương lai chỉ số.

Ví dụ, với chỉ số VN30 tại mức 1000 điểm thì nhà đầu tư phải bỏ ra số tiền là 100.000.000 đồng để mua 1 hợp đồng tương lai trên.

1.4 Đơn vị yết giá

Đơn vị yết giá có tác động tới tính thanh khoản của thị trường và hiệu quả của nhà đầu tư

Đơn vị yết giá có tác động tới tính thanh khoản của thị trường và hiệu quả của nhà đầu tư

Hệ thống giao dịch của hợp đồng tương lai chỉ số được tổ chức gần giống hệ thống giao dịch trên thị trường cổ phiếu. Đây là hệ thống đấu giá khớp lệnh với nhiều phiên giao dịch khác nhau.

1.5 Bước giá giao động tối thiểu

Bước giá giao động tối thiểu là 0.1 điểm chỉ số (tương đương 10.000 đồng). Từ đó, tùy thuộc vào mức giá sàn và giá trần mà bạn có thể ra lệnh đặt cho hợp đồng.

Ví dụ, một hợp đồng có chỉ số điểm giả định là 700 điểm, dựa vào biên độ giao động với bước giá giao động tối thiểu mà bạn có thể đưa lệnh đặt là 651.00 - 699.90 hoặc 700.10 - 749.00.

1.6 Đơn vị giao dịch

Đơn vị giao dịch được xác định là hợp đồng. Trong đó, khối lượng giao dịch yêu cầu tối thiểu sẽ là 1 hợp đồng trên một giao dịch chỉ số VN30.

1.7 Biên độ giao động giá

Biên độ giao động giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là 7%

Biên độ giao động giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là 7%

Biên độ giao động giá là giới hạn giá có thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch. Trong hợp đồng tương lai chỉ số VN30 thì biên độ giao động giá là 7%. Giá tham chiếu là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước. Từ đó, giới hạn giao động giá được xác định như sau:

  • Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ giao động giá)
  • Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ giao động giá)

1.8 Các loại lệnh giao dịch

Trong hợp đồng tương lai được chia ra làm 2 loại lệnh giao dịch, gồm:

  • Bên mua: đặt lệnh mua hợp đồng trên thị trường và được khớp lệnh đối ứng trên cơ sở về giá và khối lượng.
  • Bên bán: đặt lệnh bán hợp đồng trên thị trường và được khớp lệnh đối ứng trên cơ sở về giá và khối lượng.

1.9 Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày giao dịch cuối cùng trong hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là ngày thứ 5 lần thứ 3 của tháng đáo hạn.

1.10 Phương thức giao dịch, thanh toán

Phương thức giao dịch và thanh toán của chứng khoán phái sinh

Phương thức giao dịch và thanh toán của chứng khoán phái sinh

Phương thức giao dịch chủ yếu của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là khớp lệnh và thỏa thuận.

  • Phiên khớp lệnh liên tục: được chia thành phiên sáng từ 9g đến 11g30 và phiên chiều từ 13g đến 14g30.
  • Phiên giao dịch thỏa thuận: được chia thành phiên sáng từ 8g45 đến 11g30 và phiên chiều từ 13g đến 14g45.

Phương thức thanh toán của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán có hai hình thức là:

  • Thanh toán lãi lỗ vị thế (thanh toán hàng ngày): gồm trường hợp đóng mở vị thế cùng ngày và trường hợp đóng vị thế trước hạn.
  • Thanh toán khi thực hiện hợp đồng (thanh toán đáo hạn): được thực hiện khi hoàn tất thanh toán lãi lỗ vị thế của ngày giao dịch cuối cùng.

2. Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh tại BSC

2.1 Mở tài khoản chứng khoán cơ sở tại BSC

Nếu khách hàng đã có tài khoản thì bỏ qua bước này. Bạn có thể mở tại sàn giao dịch hoặc thông qua website của BSC.

2.2 Mở tài khoản phái sinh trực tiếp tại sàn giao dịch của BSC

Các nhà đầu tư có thể mở tài khoản Online hoặc qua quầy giao dịch của BSC

Các nhà đầu tư có thể mở tài khoản Online hoặc qua quầy giao dịch của BSC

Trong bước này, đối với khách hàng cá nhân thì cần có CMND hoặc thẻ căn cước. Còn với khách hàng tổ chức thì yêu cầu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy phép hoạt động và CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện.

2.3 Đặt lệnh vào làm việc tiếp theo sau khi mở tài khoản thành công

Ngay sau ngày làm việc tiếp theo sau khi mở tài khoản thành công, bạn đã có thể đặt lệnh giao dịch. Với khách hàng đặt lệnh tại sàn thì ghi phiếu lệnh chuyển vào quầy giao dịch. Còn đối với khách hàng nộp/ rút tiền mặt:

  • Lập phiếu yêu cầu nộp/rút tiền mặt tại quầy giao dịch.
  • Hoặc KH có thể nộp tiền trực tiếp vào TK ngân hàng của BSC (ngược lại có thể chuyển khoản về TK ngân hàng đã đăng ký với BSC).

Video: Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh với phần mềm online

Hy vọng với những hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh chi tiết trên đây, các nhà đầu tư đã có thể tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh. Ngoài ra, nếu như chưa tự tin, các nhà đầu tư có thể tìm tới các công ty như BSC để được tư vấn đầu tư cũng như giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh.

Các tin liên quan