Ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai là gì? So với thị trường cơ sở thì nó như thế nào? Đây là một trong số những câu hỏi từ các nhà đầu tư khi tìm hiểu về hợp đồng này.
Hợp đồng tương lai là thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định từ trước. Đây là sản phẩm đầu tiên của chứng khoán phái sinh được niêm yết và chuẩn hóa trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh đó, chứng khoán phái sinh còn có các sản phẩm khác như hợp đồng quyền chọn và hợp đồng kỳ hạn. Vậy ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai này như thế nào?
Đầu tiên, hợp đồng tương lai mang đến sự đảm bảo cao khi đầu tư. Hợp đồng này đem lại cho những ai muốn quản lý rủi ro biến động giá có cơ hội chuyển đổi sự rủi ro này sang bất kỳ ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro, với hy vọng sẽ không ngừng gia tăng lợi nhuận. Quá trình chuyển đổi này được gọi là phòng ngừa rủi ro.
Người phòng ngừa rủi ro có thể cố định được mức giá hoặc lãi suất mà họ chấp nhận được và hạn chế. Thậm chí họ cũng có thể loại bỏ những thiệt hại mà biến động bất lợi giá gây ra.
Hiện nay, hợp đồng tương lai là sản phẩm được niêm yết và chuẩn hóa. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, người tham gia đều được biết trước một cách rõ ràng và cụ thể nhất họ sẽ mua gì hoặc bán gì, vào thời điểm nào trong tương lai và giao dịch nó như thế nào.
Cùng với tính chất nhất quán này, nhà đầu tư tham gia vào thị trường có thể mở và đóng vị thế khi cần thiết một cách dễ dàng, nhanh chóng. Điều này cũng giúp cho hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao. Từ đó, nó dần dần biến hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi để các nhà đầu tư sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Khi tham gia hợp đồng tương lai, bạn có thể sẽ thu được những khoản lợi nhuận “khổng lồ” với số vốn đầu tư ban đầu rất nhỏ. Một nhà đầu tư muốn bán hay mua hợp đồng thì chỉ cần đáp ứng được yêu cầu ký quỹ, với tính chất quan trọng là cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Nếu dự đoán (kỳ vọng) của bạn về biến động giá của tài sản cơ sở đúng, bạn sẽ thu được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ. Nhờ vào hiệu ứng đòn bẩy, mức sinh lời trên thị trường chứng khoán phái sinh thường cao hơn nhiều so với thị trường cơ sở.
Giao dịch hợp đồng tương lai được diễn ra tương tự với giao dịch cổ phiếu. Nếu bạn dự đoán thị trường tăng điểm thì sẽ đặt lệnh mua để mở vị thế mua hợp đồng tương lai. Khi thị trường tăng đúng với kỳ vọng, bạn sẽ thu được lợi nhuận.
Ngược lại, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán hợp đồng tương lai để kiếm lời trong thị trường giảm điểm.
Trong hợp đồng tương lai, bạn có thể ngay lập tức đóng vị thể vừa mở (bất kể là vị thế mua hay bán). Vì thế, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên mọi biến động của thị trường.
Đây là ưu điểm khác biệt nổi trội của hợp đồng tương lai so với thị trường cơ sở. Bởi trong thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu phải chờ ít nhất 2 ngày để số cổ phiếu ấy về tài khoản rồi mới có thể bán.
Hiện nay, trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư không có công cụ để tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm. Ngược lại, trong hợp đồng tương lai, bạn có thể tham gia vào vị thế bán hợp đồng bất cứ khi nào.
Điều kiện duy nhất mà bạn cần đáp ứng là ký quỹ bổ sung đầy đủ theo yêu cầu lúc tham gia hợp đồng. Lúc này, nếu chỉ số của thị trường giảm điểm đúng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận từ giao dịch bán hợp đồng tương lai của mình.
Bên cạnh các ưu điểm vượt trội, hợp đồng tương lai vẫn có một số nhược điểm mà các nhà đầu tư cần lưu ý dưới đây.
Đòn bẩy tài chính là một trong những ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai. Đây là yếu tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào hợp đồng này nói riêng và thị trường chứng khoán phái sinh nói chung.
Một nhược điểm lớn khác của hợp đồng tương lai chính là yêu cầu ký quỹ bổ sung.
Nếu số tiền trên tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn hoặc bằng so với mức ký quỹ duy trì, nhà đầu tư buộc phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay. Do đó, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất định về khả năng tài chính. Bởi nếu bạn không thực hiện ký quỹ bổ sung kịp thời khi có yêu cầu, vị thế của bạn sẽ bị đóng lại. Điều này sẽ gây nên nhiều thua lỗ và có thể dẫn đến việc phá sản.
Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai. Đây có thể là công cụ hiệu quả để bạn đầu tư và thu về khoản lợi nhuận ấn tượng với hiệu ứng đòn bẩy. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thua lỗ không nếu bởi chính đòn bẩy tài chính này. Hy vọng, nhà đầu tư sẽ tham khảo thật chi tiết để đưa ra lựa chọn, quyết định đầu tư cho bản thân.