Phân biệt hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

- 2019/03/06 2:01:00


Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn là các sản phẩm được lựa chọn và cân nhắc nhất đối với các nhà đầu tư khi tham gia chứng khoán phái sinh. Cùng phân biệt về các hợp đồng này có điểm gì giống và khác nhau qua bài viết sau đây.

1. Điểm giống nhau của hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Cả hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn đều là sản phẩm của chứng khoán phái sinh. Đây đều là công cụ phái sinh, thực hiện giao dịch căn cứ vào tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai, cùng với mức giá được xác định từ trước.

2. Điểm khác nhau hợp đồng kỳ hạn hợp đồng tương lai

So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền hạn

2.1. Khái niệm

Đầu tiên, hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn khác nhau về khái niệm:

  • Hợp đồng tương lai: Là một hợp đồng được chuẩn hóa giữa người bán và người mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở với mức giá được xác định từ trước tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Hợp đồng tương lai được niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán.
  • Hợp đồng kỳ hạn: Là một hợp đồng giữa bên bán và mua về việc giao dịch một loại tài sản cơ sở vào một thời điểm trong tương lai cùng mức giá được xác định từ trước.

2.2. Đặc điểm


Hợp đồng tương lai (HĐTL)

Hợp đồng kỳ hạn (HĐKH)

Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán phái sinh. Do đó, hợp đồng này được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở...

Hợp đồng kỳ hạn không cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị hay khối lượng tài sản… Do đó, tài sản cơ sở của hợp đồng có thể là bất kỳ loại nào...

Thị trường giao dịch

HĐTL được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung.

HĐKH không được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC. Do đó, tính thanh khoản của hợp đồng này thấp hơn so với hợp đồng tương lai.

Độ rủi ro

HĐTL có độ rủi ro thấp

HĐKH có độ rủi ro cao

Bù trừ và ký quỹ

HĐTL yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán mang tính bắt buộc.

Các bên tham gia vào hợp đồng kỳ hạn không cần phải thực hiện ký quỹ.

Tình trạng đóng vị thế

HĐTL dễ dàng đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược với HĐTL tương tự. Điều này giúp người sở hữu HĐTL linh động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn.

Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bằng việc tham gia vị thế ngược đối với HĐKH tương tự.

Tính bắt buộc

Người tham gia hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện tại ngày đáo hạn.

Không có tính bắt buộc

Quy mô hợp đồng

Không có quy mô

Phụ thuộc vào các điều khoản hợp đồng

Tính thanh khoản

Cao

Thấp

Quy định

Bởi Sở giao dịch Chứng khoán

Tự điều chỉnh

 

Trên đây là những nội dung để phân biệt các đặc điểm giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn cũng như điểm giống nhau của 2 sản phẩm phái sinh này được BSC tổng hợp. Qua đây, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các sản phẩm. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được lựa chọn đầu tư thích hợp. Chúc các nhà đầu tư may mắn và thành công!

Các tin liên quan