Blog kiến thức đầu tư

Tìm hiểu về hợp đồng tương lai dành cho các nhà đầu tư

BSC -
06/03/2019

Hợp đồng tương lai đã và đang trở thành một công cụ tài chính nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư hiện nay, theo đó nhu cầu tìm hiểu về hợp đồng tương lai cũng là mong muốn của rất nhiều người. Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ những khái niệm, đặc điểm về sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai qua bài viết sau.

1. Các khái niệm về hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai chính là hợp đồng về sự thỏa thuận mua bán giữa hai bên về việc mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được định sẵn. Tại thời điểm thỏa thuận được ký kết, bên mua và bên bán của hợp đồng tương lai được cung cấp các thông tin:

  • Loại tài sản/ hàng hóa, hay còn gọi là tài sản cơ sở, mà nhà đầu tư sẽ giao dịch là gì;
  • Khối lượng và chất lượng tài sản mà bên bán sẽ chuyển giao và bên mua sẽ nhận được;
  • Thời gian sẽ diễn ra giao dịch tài sản cơ sở, hay là thời điểm thanh toán hợp đồng giữa các bên;
  • Mức giá mà bên mua và bên bán sẽ xác lập để thanh toán cho giao dịch mua/bán tài sản cơ sở đó.

Tìm hiểu về Hợp đồng tương lai

Tài sản cơ sở

Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai bao gồm hàng hóa hoặc công cụ tài chính, nhà đầu tư giao dịch HĐTL chọn tài sản cơ sở nào là (gián tiếp) thì giao dịch theo loại tài sản cơ sở đó và chịu tác động theo sự thay đổi của giá tài sản đó.

Với HĐTL chỉ số cổ phiếu: tài sản cơ sở là một chỉ số cổ phiếu cụ thể. Ví dụ với hợp đồng tương lai chỉ số VN30, thì tài sản cơ sở của loại hợp đồng này sẽ là chỉ số VN30.

Ký quỹ

Trước khi thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai, nhà đầu tư cần nộp một khoản tiền ban đầu vào tài khoản giao dịch để đảm bảo các bên tuân theo những điều kiện của hợp đồng, khoản tiền này được gọi là tiền ký quỹ.

Theo quy định của Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK), mức ký quỹ ban đầu là 10% giá trị hợp đồng.

Ví dụ: nếu quy mô hợp đồng là 100.000.000 VNĐ thì nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra mức ký quỹ ban đầu là 10 triệu đồng để mua được 1 hợp đồng.

Vị thế

Vị thế của hợp đồng tương lai là trạng thái giao dịch và khối lượng của sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ. Hợp đồng tương lai (HĐTL) bao gồm vị thế mua và vị thế bán.

Ví dụ: Nếu nhà đầu tư dự đoán giá chỉ số VN30 Index sẽ tăng trong tương lai, nhà đầu tư sẽ mua hợp đồng, được gọi là mở vị thế mua hay tham gia vị thế mua (bên mua); ngược lại, nếu nhà đầu tư nghĩ rằng giá VN30 Index sẽ giảm trong tương lai, nhà đầu tư sẽ bán hợp đồng và được gọi là mở vị thế bán hay tham gia vị thế bán (bên bán).

Đóng vị thế

Đóng vị thế là thao tác mở một vị thế đối ứng với một vị thế đang nắm giữ, hai vị thế này đồng nhất về  tài sản cơ sở và ngày đáo hạn

Giá thanh toán cuối ngày

Giá thanh toán cuối ngày là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL và do TTLKCK xác định và công bố

Giá thanh toán cuối cùng

Là mức giá được xác định dựa vào mức giá của tài sản cơ sở trong ngày giao dịch cuối cùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày.

Hệ số nhân hợp đồng

Hệ số nhân hợp đồng là hệ số quy đổi giá trị của Hợp đồng tương lai chỉ số thành tiền.

Ví dụ: với hợp đồng tương lai chỉ VN30, hệ số nhân hợp đồng của là 100.000 VNĐ

Khối lượng mở

Khối lượng mở là số lượng giao dịch của một loại hợp đồng tương lai đang còn còn hiệu lực tồn tại tại một thời điểm nhất định.

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai

Ngày giao dịch cuối cùng trong tháng đáo hạn của hợp đồng. Sau ngày đó, mã hợp đồng tương lai liên quan không còn hiệu lực giao dịch thị trường nữa, và việc thanh toán hợp đồng phải được thực hiện giữa hai bên.

Giao dịch hợp đồng tương lai

Để tham gia giao dịch hợp đồng tương lai, nhà đầu tư cần thực hiện theo 5 bước cơ bản sau:

Quy trình giao dịch HDTL

Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán phái sinh

Bước 2: Nộp tiền ký quỹ

Bước 3: Thực hiện giao dịch, đặt lệnh mua/bán

Bước 4: Thanh toán bù trừ, lãi – lỗ trong ngày

Bước 5: Theo dõi các loại tỷ lệ hợp đồng tương lai

2. Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Theo thống kê từ nhiều quốc gia, hợp đồng tương lai là sản phẩm đặt nền móng xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh. Tại Việt Nam hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cùng với Trung tâm lưu ký chứng khoán lựa chọn ra mắt bởi những đặc điểm sau đây:

2.1. Ưu điểm của hợp đồng tương lai

Ưu điểm của Hợp đồng tương lai

Cho phép giao dịch T0

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu cho phép giao dịch T0, có nghĩa là sau khi nhà đầu tư đã mua hoặc bán cổ phiếu thì ngay trong ngày, nhà đầu tư đã có thể giao dịch bán hoặc mua một lượng tương đương.

Ví dụ: nhà đầu tư A đặt vị thế mua HĐTL chỉ số VN30 vào lúc 9h sáng ngày 30/01/2019 thì đến 14h cùng ngày nhà đầu tư A muốn chốt lợi nhuận đối với hợp đồng thì người A chỉ cần đặt vị thế bán HĐTL để đóng vị thế.

Cơ hội sinh lời

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu cho phép các nhà đầu tư phòng ngừa biến động giá một cách hiệu quả. Bằng cách bán sản phẩm này, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trên thị trường cơ sở có thể giảm bớt thua lỗ khi thị trường này có dấu hiệu giảm điểm.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn cơ cơ hội đầu cơ kiếm lời khi giá của hợp đồng tương và giá của tài sản cơ sở của hợp đồng có sự chênh lệch mà không cần phải bỏ ra bất kỳ một khoản tiền bổ sung nào.

Hợp đồng tương lai giúp phòng ngừa rủi ro cho thị trường cơ sở, tạo ra cơ hội sinh lời tốt cho các nhà đầu tư

Không mất phí vay Margin

Để được tham gia giao dịch hợp đồng tương lai, nhà đầu tư chỉ phải mất một số tiền ký quỹ rất nhỏ ban đầu, khoản này được xem như tiền đặt cọc để đảm bảo cho những khoản lỗ có thể xảy ra đối với vị thế hợp đồng đang nắm giữ trong ngày giao dịch. Ngoại trừ đó, nhà đầu tư cần phải chịu thêm bất cứ một khoản lãi vay nào phát sinh nào từ số tiền ký quỹ.

Lợi thế đòn bẩy

Lợi thế đòn bẩy có nghĩa là chỉ với một số tiền ký quỹ rất nhỏ, nhà đâu đã có thể tham gia giao dịch với hợp đồng có giá trị gấp nhiều lần. Bên cạnh đó lợi nhuận mà nhà đầu tư từ hợp đồng tương lai luôn cao hơn mức lợi nhuận ở thị trường cơ sở.

Tính thanh khoản cao

Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa và giao dịch tập trung trên sở giao dịch chứng khoán. Vì cả người mua và người bán đều giao dịch tập trung cho nên tạo ra khả năng thanh khoản cao nhất cho thị trường.

Bên cạnh đó, với việc tham gia hợp đồng tương lai nhà đầu tư sẽ nắm bắt được một cách rõ ràng họ có thể mua/bán cổ phiếu gì, vào thời điểm nào và giao dịch đó được thực hiện ra sao, điều này giúp thị trường trở nên minh bạch và tăng thanh tính khoản cao hơn.

2.2. Nhược điểm của hợp đồng tương lai

Nhược điểm của Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai cũng tồn tại một số điểm yếu mà nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định tham gia:

  • Đối tượng phù hợp giao dịch hợp đồng tương lai chủ yếu là những nhà đầu tư lướt sóng, những người có nhiều thời gian để phân tích thị trường, xem bảng điện và biểu đồ.
  • Ưu điểm đòn bẩy tài chính đã tạo sự thu hút cho hợp đồng tương lai nói riêng và thị trường chứng khoán phái sinh nói chung. Tuy nhiên, hiệu ứng đòn bẩy chỉ thật sự hữu ích nếu nếu dự báo (hay kỳ vọng) của nhà đầu tư đúng với chiều hướng biến động giá tài sản cơ sở. Khi biến động về giá tài sản cơ sở trên thị trường không đúng với dự đoán, thua lỗ sẽ xuất hiện và do tác động đòn bẩy, số tiền thua lỗ tính theo tỷ lệ phần trăm số tiền ký quỹ sẽ cao hơn rất nhiều.

3. Sản phẩm hợp đồng tương lai đầu tiên tại Việt Nam - chỉ số VN30

Hợp đồng tương lai VN30 là sản phẩm chứng khoán phái sinh đại diện cho 30 cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE, có vốn hóa thị trường và thanh khoản cao nhất cùng các yếu tố kỹ thuật khác, chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Sản phẩm này được tính theo phương pháp giá trị vốn hoá thị trường phụ thuộc vào điều chỉnh tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng( free-float).

Sau đây là thông tin chi tiết về HĐTL chỉ số VN30:

STT

Đặc điểm

HĐTL chỉ số cổ phiếu VN30

1

Tên hợp đồng

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

2

Mã hợp đồng

VN30FYYMM

3

Tài sản cơ sở

Chỉ số VN30

4

Quy mô hợp đồng

100.000 đồng x điểm chỉ số cơ sở

5

Hệ số nhân

100.000 đồng

6

Tháng đáo hạn

Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo

7

Thời gian giao dịch

Phiên ATO: 8h45’ – 9h00’

Phiên liên tục sáng: 9h00’ – 11h30’

Phiên liên tục chiều: 13h00’ – 14h30’

Phiên ATC: 14h30’ – 14h45’

8

Biên độ dao động giá

+/- 7%

9

Bước giá

0,1 điểm chỉ số (tương đương 10.000 đồng)

10

Đơn vị giao dịch

01 Hợp đồng

11

KLGD tối thiểu

01 Hợp đồng

12

Ngày GD cuối cùng

Ngày Thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn

13

Ngày thanh toán cuối cùng

Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng

14

Phương thức thanh toán

Thanh toán bằng tiền

15

Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng

Giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng của Hợp đồng tương lai.

16

Giá tham chiếu

Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên)


Như vậy, toàn bộ thông tin cần thiết để m hiểu về hợp đồng tương lai đã được chúng tôi cập nhật ở trên. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các nhà đầu tư, giúp bạn có những kiến thức tham khảo chính xác về sản phẩm chứng khoán phái sinh để lựa chọn được phương án đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh