Thị trường chứng khoán “nóng” lên từng ngày là nhờ có sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai. Không chỉ tạo nên cơ hội sinh lời cao, công cụ tài chính này còn đóng vai trò chính trong việc giảm thiểu rủi ro cho thị trường cơ sở. Vậy hợp đồng tương lai là gì?
Xem thêm:
Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa hai bên mua và bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá mức giá được xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng tương lai bán cho công ty B 100 000 thùng dầu vào tháng 5/2018 theo giá 1.500.000 đ/thùng. Đến tháng 9/2018, nếu giá dầu tăng 2.000.000 đ/thùng thì sẽ có hai phương án cho công ty A như sau: Hoặc là A sẽ giao cho B 100 000 thùng dầu với giá 1.500.000 đ/thùng hoặc công ty A sẽ không bán dầu cho công ty B mà thanh toán theo chênh lệch thỏa thuận ban đầu cho công ty B với số tiền: 500.000x100.000 = 50.000.000.000đ
Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam. Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đại diện cho 30 cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE, có vốn hóa thị trường đạt 80% và tính thanh khoản luôn có giá trị cao nhất. Sản phẩm này được điều chỉnh bởi tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
Bảng mô tả dưới đây sẽ trình bày rõ các thông số cần biết đối với một hợp đồng tương lai VN30:
STT |
Đặc điểm |
HĐTL chỉ số cổ phiếu VN30 |
1 |
Tên hợp đồng |
Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 |
2 |
Mã hợp đồng |
VN30FYYMM |
3 |
Tài sản cơ sở |
Chỉ số Vn30 |
4 |
Quy mô hợp đồng |
100.000 đồng x điểm chỉ số cơ sở |
5 |
Hệ số nhân |
100.000 đồng |
6 |
Tháng đáo hạn |
Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo |
7 |
Thời gian giao dịch |
|
8 |
Biên độ dao động giá |
+/- 7% |
9 |
Bước giá |
0,1 điểm chỉ số (tương đương 10.000 đồng) |
10 |
Đơn vị giao dịch |
01 Hợp đồng |
11 |
KLGD tối thiểu |
01 Hợp đồng |
12 |
Ngày GD cuối cùng |
Ngày Thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn |
13 |
Ngày thanh toán cuối cùng |
Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng |
14 |
Phương thức thanh toán |
Thanh toán bằng tiền |
15 |
Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng |
Giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng của Hợp đồng tương lai. |
16 |
Giá tham chiếu |
Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên) |
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cùng với Trung tâm lưu ký chứng khoán đưa ra quyết định chọn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên trên thị trường Việt Nam bởi những ưu và nhược điểm sau đây:
Không giống như những sản phẩm chứng khoán khác người mua phải mất 3 ngày chứng khoán mới về tài khoản. Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu cho phép giao dịch T0, có nghĩa là sau khi nhà đầu tư đã mua hoặc bán cổ phiếu thì ngay trong ngày giao dịch, có thể bán hoặc mua một lượng tương đương.
Ví dụ: nhà đầu tư A đặt vị thế mua HĐTL chỉ số VN30 vào lúc 9h sáng ngày 29/1/2019 thì đến 14h cùng ngày nhà đầu tư A muốn chốt lợi nhuận đối với vị thế này thì người A chỉ cần đặt vị thế bán HĐTL để đóng vị thế.
Hợp đồng tương lai cổ phiếu cho phép các nhà đầu tư quản lý rủi ro biến động giá một cách hiệu quả. Bằng cách bán sản phẩm này, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trên thị trường cơ sở có thể hạn chế thua lỗ khi thị trường này có dấu hiệu đi xuống.
Không những thế nhà giao dịch còn có thể sử dụng công cụ tài chính này để đầu cơ kiếm lời từ giá mua/bán trên thị trường. Khi giá của hợp đồng tương và giá của tài sản cơ sở của hợp đồng có sự chênh lệch, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận được một khoản tiền lời do chênh lệch giá mà không cần phải bỏ ra bất kỳ một chi phí nào.
Để được mở vị thế giao dịch hợp đồng tương lai nhà đầu tư chỉ phải mất một khoản tiền nhỏ ban đầu, số tiền này được xem như một khoản đặt cọc để đảm bảo cho những khoản lỗ phát sinh có thể xảy ra đối với vị thế hợp đồng đang nắm giữ trong ngày giao dịch. Ngoài ra, nhà đầu tư không phải chịu thêm bất cứ một khoản lãi vay nào phát sinh từ số dư ký quỹ trong tài khoản.
Khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hấp dẫn chỉ với một số tiền ký quỹ rất nhỏ ban đầu.
Ví dụ: Nhà đầu tư tham gia vị thế mua mua hợp đồng tương lai chỉ số VN30 với với giá 1,000 điểm, theo hệ số nhân 100.000 đồng/điểm thì giá trị hợp đồng nhà đầu tư tham gia lên đến 100.000.000 đồng. Thế nhưng, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 15% tức là 15 triệu đồng là đã có thể giao dịch với hợp đồng này.
Khi giá hợp đồng tăng lên từ 1,000 điểm lên 1.005 điểm thì nhà đầu tư đang có lãi với giá trị 500.000 đồng, giá trị ký quỹ tăng lên 15.5 triệu đồng.
Nếu giao dịch tại thị trường cơ sở thì phần trăm lãi so với số tiền ký quỹ ban đầu sẽ chỉ là: (1005 – 1000)/1000 x 100% = 0.5%.
Trong khi đó, với hợp đồng tương lai phần trăm lãi nhà đầu tư nhận được lên đến: (1005 – 1000) x 15% = 33.3%.
Như vậy có thể thấy lời thế đòn bẩy của hợp đồng tương lai đem đến lợi nhuận hết sức ấn tượng. Đó chính là một trong những điểm thu hút nhà đầu tư của hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai được niêm yết, chuẩn hóa và giao dịch tập trung trên sở giao dịch chứng khoán. Vì cả người mua và người bán đều tập trung cho nên tạo ra khả năng thanh khoản cao nhất. Bên cạnh đó, khi căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng nhà đầu tư biết trước một cách rõ ràng họ có thể mua/bán cổ phiếu gì, vào thời điểm nào và giao dịch đó được thực hiện ra sao, điều này giúp thị trường minh bạch và tăng thanh khoản cao hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên hợp đồng tương lai cũng có một số nhược điểm mà nhà đầu tư cần chú ý:
Vị thế hợp đồng tương lai là trạng thái giao dịch và khối lượng hợp đồng còn hiệu lực mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại thời điểm đó. Hợp đồng tương lai (HĐTL) bao gồm vị thế mua và vị thế bán.
Vị Thế |
Thời điểm |
|
Mở vị thế |
Đáo hạn hợp đồng |
|
Mua |
Mua hợp đồng tương lai |
Mua tài sản cơ sở (Nhận tài sản, thanh toán tiền theo giá hợp đồng tương lai) |
Bán |
Bán hợp đồng tương lai |
Bán tài sản cơ sở (Giao tài sản, được thanh toán tiền theo giá hợp đồng tương lai) |
Việc tham gia vị thế hay còn gọi là nắm giữ vị thế có nghĩa là nhà đầu tư tham gia vào 1 bên của hợp đồng. Nếu nhà đầu tư đặt lệnh mua 1 hợp đồng và lệnh này được khớp trên thị trường, thì nhà đầu tư đó đang nắm giữ 1 vị thế mua. Ngược lại, nhà đầu tư đã bán 1 hợp đồng được xem là nắm giữ 1 vị thế bán.
Thời gian thị trường phái sinh mở cửa để giao dịch hợp đồng tương lai sẽ sớm hơn thị trường cơ sở 15 phút, nhưng kết thúc cùng lúc với thị trường cơ sở, cụ thể như sau:
BSC hiện đang là một trong những công ty chứng khoán phái thu hút số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch hàng đầu hiện nay. Để tham gia giao dịch hợp đồng tương lai cổ phiếu, các nhà đầu tư hãy thực hiện theo hướng dẫn sau.
Đầu tiên khách hàng phải có tài khoản giao dịch tại sàn, bạn có thể thiết lập tài khoản tại sàn giao dịch hoặc thông qua website của BSC.
Để mở tài khoản phái sinh trực tiếp tại sàn, khách hàng cá nhân cần có CMND hoặc thẻ căn cước. Đối với khách hàng tổ chức thì yêu cầu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy phép hoạt động và CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện.
Ngày làm việc tiếp theo sau khi mở tài khoản thành công, bạn đã có thể đặt lệnh giao dịch. Với khách hàng đặt lệnh trực tiếp tại sàn điền phiếu lệnh chuyển vào quầy giao dịch. Còn đối với khách hàng nộp/ rút tiền mặt:
Tại BSC, phí giao dịch chứng khoán phái sinh sản phẩm hợp đồng tương lai từ ngày 1/2/2019 được quy định như sau:
Xem thêm: Hướng dẫn định giá về hợp đồng tương lai
Giá giao dịch của hợp đồng tương lai được hình thành bởi cung và cầu của thị trường. Người mua và người bán đặt lệnh và lệnh được khớp thông qua hình thức đấu giá liên tục trên sở giao dịch. Theo mô hình Cost of Carry, giá hợp đồng tương lai sẽ được xác định như sau:
Giá tương lai = Giá cơ sở + (Lãi vay – cổ tức)
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về hợp đồng tương lai. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với các nhà đầu tư, giúp các bạn nắm bắt đầy đủ những ưu nhược điểm cũng như cách thức giao dịch chứng khoán phái sinh này để có phương pháp đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận.