Title MSN_MUA_TP 100,000 VND_Upside 32%_Tín hiệu "Mở khóa" giai đoạn hiệu quả_BSC Company Update
Report Type Phân tích công ty
Source BSC
Bussiness MSN
Detail Date : 22/05/2024
Total pages : 6
Language : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 609 Kb
Download: 549
Download
Vote (You must be logged in to vote)
Short Content
QUAN ĐIỂM ĐỊNH GIÁ
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA MẠNH đối với cổ phiếu MSN và nâng giá trị hợp lý trung hạn là 100,000 VNĐ/CP (Upside +32% so với giá đóng cửa ngày 21/5/2024), nhằm phản ánh kì vọng hướng. Chúng tôi điều chỉnh tăng +27% so với giá mục tiêu trước đó nhờ  
  • Nỗ lực giảm Net debt/EBITDA xuống mức ~3 lần giúp nợ ròng kì vọng giảm -6% so với báo cáo trước đó 
  • Nâng định giá của MCH nhờ (1) tăng biên lợi nhuận kì vọng ~ 1 điểm phần trăm so với báo cáo trước đó và (2) sử dụng phương pháp PE thay vì DCF với P/E mục tiêu ước tính lên mức 17.3 lần nhằm phản ánh kì vọng cổ phiếu mang tính thị trường hơn khi niêm yết trên sàn HOSE và triển vọng tăng trưởng tích cực của doanh nghiệp.
  • Nâng dư phóng P/B mục tiêu của TCB từ 1.1 lần lên 1.3 lần nhờ (1) triển vọng phục hồi lợi nhuận giúp cải thiện ROE và (2) bắt đầu trả cổ tức tiền mặt tiền mặt sau 10 năm mà vẫn duy trì CAR mục tiêu >14%
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
  • Hậu giai đoạn tăng trưởng nhanh về quy mô (CAGR DT 2019-2023 +20%), song song với áp lực từ đòn bẩy nợ Net Debt/EBITDA cao. Chúng tôi tin rằng giai đoạn 2024-2025 sẽ là lúc MSN bắt đầu chứng minh hiệu quả hoạt động, trong đó:
  1. Mảng tiêu dùng cốt lõi The Crown X kỳ vọng LNHĐ +16%YoY/+19%YoY nhờ MCH có thể duy trì đà tăng trưởng và WCM tiệm cận điểm hòa vốn 2024 và có lãi hoạt động tại mức biên LNHĐ ~0.5% vào năm 2025.
  2. Kỳ vọng đưa được đòn bẩy Net debt/ EBITDA < 3.5 lần nhờ nguồn vốn đầu tư từ Bain Capital, Động thái thoái vốn mảng phi tiêu dùng
  • Cơ hội đầu tư tại giai đoạn giá cổ phiếu vẫn còn bị chiết khấu sâu so với Vnindex và chưa phản ánh cơ hội từ tái định giá TCX và xu hướng giảm đòn bẩy nợ.
CATALYST
  • Kỳ vọng IPO MCH và TCX trong trung hạn
  • Thoái vốn các mảng kinh doanh không cốt lõi 
RỦI RO ĐẦU TƯ
  • Sức mua suy yếu gây áp lực lên các mảng kinh doanh chính và HĐKD của TCB
  • Rủi ro nợ tiềm tàng từ hoạt động khai thác tài nguyên