Title Tuần 36_VN-Index sớm vượt đỉnh ngắn hạn sau kỳ Nghỉ Lễ_20230904
Report Type Báo cáo tuần
Source BSC
Bussiness HOSTC
Detail Date : 04/09/2023
Total pages : 16
Language : Tiếng Việt
File Type : .PDF
FileSize : 2214 Kb
Download: 472
Download
Vote (You must be logged in to vote)
Short Content

TTCK VIỆT NAM

Lực cầu chiếm ưu thế trong tuần thanh khoản trung bình
VN-Index ghi nhận mức tăng tốt 3.4% chỉ trong 4 phiên giao dịch trong tuần. Độ rộng tăng điểm tích cực với 76% cổ phiếu và 17/19 ngành tăng điểm. Các cổ phiếu lớn ngành ngân hàng, công nghệ tăng mạnh nâng đỡ chỉ số tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực trên toàn thị trường. Hóa chất và dịch vụ tài chính tăng trên 7% và dòng tiền luân chuyển qua một số ngành chưa tăng giá như bán lẻ, dệt may, thủy sản. Diễn biến này đang cho thấy NĐT đang tích cực tìm cơ hội ngắn hạn cho dù dòng tiền chưa tăng trưởng từ tâm lý Nghỉ Lễ. Sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ sang Việt Nam mang lại cơ hội hợp tác sâu rộng giữa 2 quốc gia sẽ là tâm điểm và tạo hiệu ứng tâm lý tốt giúp VN-Index kiểm tra và vượt đỉnh ngắn hạn tại 1,243 điểm trong tuần tới.
Chỉ số SXCN tháng 8 tăng 2.9%yoy, tăng 2.6% so tháng trước. Tổng mức bán lẻ HH và DVTD +7.6% yoy và +0.9% so tháng trước. Xuất nhập khẩu tăng lần lượt 7.7% và 5.7% tháng trước và giảm 7.6% và 8.3% yoy. Cán cân thương mại tháng 8 và 8 tháng xuất siêu 3.8 tỷ và 20.1 tỷ USD. CPI tăng 0.8% so tháng trước, bình quân 8 tháng +3.1%. Chỉ số vàng và USD +0.6% mom. Khách du lịch đạt 1.2 triệu người, tăng 17.2%. Tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện tăng 8.2% và 1.3% yoy. Vốn ngân sách thực hiện tăng 29.1%yoy, thặng dư NS 8 tháng ở mức 43 nghìn tỷ. Nhìn chung vĩ mô ổn định dù tỷ giá đang gây sức ép trong ngắn hạn. Các trụ cột tăng trưởng như tiêu dùng, sản xuất, xuất khẩu cải thiện nhưng chưa rõ nét do cầu yếu từ trong nước và quốc tế.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ có chuỗi tăng điểm trước các tín hiệu nền kinh tế giảm tốc
Số liệu việc làm thất vọng và GDP quý III điều chỉnh giảm từ 2.4% xuống 2.1% là động lực cho TTCK Hoa Kỳ hồi phục. Tính đến 30/8, Chỉ số S&P 500 có chuỗi tăng điểm 4 phiên liên tiếp, qua đó ghi nhận mức tăng hơn 3%. Dấu hiệu phục hồi cũng mở rộng trên TTCK Châu Âu và Châu Á. Chỉ số EU600 tăng 1.9% trong khi các thị trường chủ chốt Châu Á như Nhật, Trung Quốc có mức tăng trên 1%. Chỉ số DXY chững khi giảm 0.5%, tạo nền cho kim loại quý và giá hàng hóa tăng mạnh. Chỉ số hàng hóa tăng 2.3%, dẫn đầu là nhóm năng lượng (Dầu +3.7%, Gas +6%) và kim loại quý (Vàng +1.5% và Bạc +1.7%). Tuần tới các quốc gia chủ chốt công bố chỉ số PMI, là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá hoạt động sản xuất tại các quốc gia này.  
Cung tiền của Eurozone giảm 0.4% trong 12 tháng tính đến tháng 7. Đây là mức giảm lần đầu trong 13 năm do các khoản vay khu vực tư nhân giảm sút 1.6% và tiền gửi suy giảm. Các doanh nghiệp và hộ gia đình rút tiền gửi ngắn hạn với tốc độ kỷ lục, giảm 10.5% trong 12 tháng và chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn cố định có lãi suất cao hơn. Kinh tế Eurozone tăng 0.3% quý II và đang dự báo có khả năng suy thoái trong quý III. Cung tiền là một trong dữ liệu quan trọng trong việc điều hành chính sách ECB. Nguồn tín dụng và tiền ngắn hạn giảm là tín hiệu cho thấy hoạt động kinh tế chậm và áp lực lạm phát sẽ hạ nhiệt. Điều này có thể là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của ECB trong việc tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp 14/9 tới đây. 
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam từ 10-11/9/2023;
• Tâm lý và dòng tiền vận động tích cực tạo nền tăng giá sau kỳ Nghỉ Lễ
• 4/9, Chỉ số PMI Trung Quốc; niềm tin tiêu dùng Nhật Bản và GDP Thụy Sỹ. 5/9, Lãi suất và biên bản tiền tệ NHTW Australia; chỉ số PMI dịch vụ Anh và EU. 6/9, GDP Australia; Doanh thu bán lẻ Châu Âu; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ Canada. 7/9, CPI Trung Quốc, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 8/9, GDP công bố lần cuối Nhật Bản, Tỷ lệ thất nghiệp Canada, phiên họp đầu tiên của G20.