Tiêu đề Tuần 32_Cập nhật CSTT một số NHTW trên thế giới trong bối cảnh lạm phát_220808
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 08/08/2022
Số trang : 14
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1855 Kb
Tải về: 1176
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Diễn biến tích cực khi dòng tiền quay trở lại
Sau 3 tuần giữ nhịp giao dịch chậm tạo đáy, VN-Index bất ngờ tăng 3.8% với thanh khoản cải thiện mạnh. Dòng tiền luân chuyển tích cực qua các ngành, kéo theo sự tăng điểm trên diện rộng của 18/19 ngành và 313 cổ phiếu tăng so với 81 cổ phiếu giảm. Các ngành giảm sâu như dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản, và ngành ngân hàng có KQKD cải thiện mạnh tăng tốt lần lượt 10%, 7.5% và 4.5%. Mùa công bố KQKD cơ bản đã hoàn thành, vận động thị trường sắp tới sẽ phụ thuộc vào sự vận động của dòng tiền và bị ảnh hưởng từ diễn biến TTCK quốc tế cũng như thông tin trong nước về việc cấp room tín dụng và sửa đổi thông tư 153.
Số lượng tài khoản CK mở mới tháng 7 ở mức 199 nghìn tài khoản, giảm 57% tháng trước. Dù vậy số tài khoản mở mới trong 7 tháng đã hơn 2 triệu TK so với 1.53 triệu của năm 2021. TTCK đang ở giai đoạn thoái trào dù vậy kênh đầu tư CK vẫn có sức hút nhất định với NĐT. Về KQKD quý II, 93% số công ty niêm yết trên Hose, HNX đã công bố KQKD quý II với mức tăng trưởng 4% yoy. 56% số công ty có tăng trưởng dương và 13.3% số công ty thua lỗ. Nhóm cổ phiếu VN30 có mức tăng trưởng LNST âm 2.3% yoy trong khi nhóm Ngân hàng có mức tăng trưởng 31.6% yoy. Tăng trưởng LNST quý II kém tích cực và phụ thuộc nhiều vào nhóm ngân hàng, tuy nhiên nếu không tính mức  giảm sút của VHM và HPG thì LNST thị trường vẫn tăng 20%.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK thế giới vẫn hồi phục trong nỗi lo suy thoái và căng thẳng địa chính trị
Lo ngại suy thoái và căng thẳng khi chủ tịch hạ viện Hoa Kỳ thăm Đài Loan được xoa dịu trước nhận định từ các quan chức FED về giảm đà tăng lãi suất và khả năng suy thoái. Ngoại trừ TTCK Trung Quốc giảm -0.8%, TTCK các nước phát triển và các nước trong khu vực đều duy trì đà tăng điểm. Biến động lớn diễn ra trên thị trường hàng hóa ngược lại diễn biến tuần trước. Chỉ số Bcom giảm -2.9%, dẫn đầu đà giảm từ giá dầu (-9.7%), gas tự nhiên (-19.9%) và giá quặng sắt (-4.8%). Đà giảm tốc kinh tế toàn cầu kéo theo nhu cầu giảm, các tổ chức OPEC nhất trí tăng sản lượng và một số thay đổi lệnh trừng phạt của EU với các nước thứ 3 có quan hệ thương mại với Nga đang ảnh hưởng đến giá năng lượng toàn cầu. 
GDP khu vực Eurozone tăng 0.7% quý II, cao hơn dự báo của các nhà phân tích. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn đang đe dọa toàn khối. Thống kê văn phòng thống kê liên bang Đức, Doanh thu bán lẻ của Đức, quốc gia chiếm 25% GDP, giảm 8.8% trong tháng 6. Lạm phát tăng cao đang bào mòn sức mua tiêu dùng và Đức là một trong những nước bị ảnh hưởng do phụ thuộc năng lượng khí đốt từ Nga. Các biện pháp trừng phạt Nga không hiệu quả và EU đang âm thầm nới lỏng các biện pháp trừng phạt Nga. EU bổ sung các điều khoản miễn trừ trong các lệnh trừng phạt của Nga, theo đó thực hiện miễn trừ dành cho các thực thể vận chuyển thực phẩm, hàng hóa nông nghiệp, dầu mỏ từ Nga đến nước thứ ba ngoài EU. Nỗ lực này nhằm tránh giá dầu tăng đột biến lần nữa và giảm áp lực tăng giá hàng hóa.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Diễn biến TTCK thế giới trước các thông tin vĩ mô cho khả năng suy thoái, hoặc giảm tốc độ tăng lãi suất.
• Thông tin về room tăng trưởng tín dụng và sửa thông tư 153.
• Ngày 8/8, Cuộc họp OPEC; Tỷ lệ thất nghiệp Thụy Sỹ. 9/8, Cung tiền M2, các chỉ tiêu kinh tế Nhật Bản. 10/8, CPI và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ, Cung tiền M2 và các khoản vay mới Nhật Bản. 11/8, CPI, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; Chỉ số PPI; đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; 12/8, Chỉ số sản xuất công EU, Anh; GDP Anh.