Tiêu đề Tuần 36_Áp lực chốt lãi tại ngưỡng tâm lý 1,300 điểm vẫn chưa được giải tỏa_220905
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 04/09/2022
Số trang : 11
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1754 Kb
Tải về: 657
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Chỉ số vững vàng trước kỳ nghỉ Lễ nhờ lực cầu bắt đáy và các cổ phiếu chủ chốt
Nỗ lực hồi phục sau phiên rung lắc đầu tuần, VN-Index vẫn không duy trì được chuỗi tăng điểm 8 tuần liên tiếp khi đã giảm 0.2% trong 3 phiên giao dịch trước kỳ Nghỉ Lễ. Diễn biến thị trường vẫn khá tích cực khi nhìn vào lực cầu bắt đáy phiên đầu tuần nhưng không rõ ràng ở 2 phiên hồi phục sau đó với thanh khoản thấp. Các cổ phiếu lớn nâng đỡ giúp cho diễn biến và tâm lý thị trường ổn định nhanh chóng dù có đến 12/19 ngành giảm điểm trong tuần qua. Thông điệp của SBV sẽ công bố room tăng trưởng tín dụng trong tuần này cũng tạo thế cân bằng với những diễn biến tiêu cực trên thế giới. Chưa thay đổi quan điểm so tuần trước, chúng tôi cho rằng áp lực chốt lãi vẫn chưa được giải phóng nhiều và sẽ tăng trở lại khi khi VN-Index tiến gần vùng tâm lý 1,300 điểm. Do vậy quan điểm thận trọng tránh mua đuổi cũng như thực hiện chốt lãi từng phần và canh mua tại phiên rung lắc mạnh vẫn được duy trì.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 15.6% yoy và tăng 9.4% yoy trong 8 tháng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 và 8 tháng tăng lần lượt 50% yoy và 19.3% yoy. Xuất khẩu cũng tăng lần lượt 22% và 17% yoy. Cán cân thương mại 8 tháng ước xuất siêu 3.96 tỷ USD. CPI tăng nhẹ trong tháng 8 và CPI bình quân 8 tháng ở mức 2.58%. Chỉ số USD tháng 8 tăng 0.18% và bình quân 8 tháng tăng 0.37%. Các số liệu công bố tháng 8 cho thấy các động lực tăng trưởng tốt từ lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng và vĩ mô ổn định. Tuy nhiên một số chỉ tiêu vẫn chưa cải thiện rõ rệt như vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 8 tháng chỉ đạt 51% kế hoạch năm và vốn đăng ký FDI giảm 12.3% so cùng kỳ.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các thị trường rúng động trước quan điểm cứng rắn của lãnh đạo các NHTW
TTCK Hoa Kỳ nối dài chuỗi 3 phiên giảm điểm sau nhận định chống lạm phát của Chủ tịch FED vào ngày 26/8. Đà hồi phục của S&P 500 từ giữa tháng 6 đã bị giảm một nửa chỉ còn 8.7% trong khi Dow Jones và Nasdaq tăng 6% và 11% so với đáy. Diễn biến sụt giảm cũng diễn ra ở nhiều thị trường Châu Âu và Châu Á trong bối cảnh lo ngại lãi suất tăng cao và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Lo ngại suy thoái kinh tế cũng kéo chỉ số hàng hóa Bcom giảm -2.6% với sụt giảm của nhiều loại hàng hóa như giá dầu, kim loại và sản phẩm nông nghiệp. Trong 3 phiên giao dịch, USD Index cũng kịp tăng 0.2%, và có mức tăng mạnh 1.2% so với CHF (Thụy Sỹ) và THB (Thái Lan). Diễn biến của các thị trường tuần qua là kết quả của việc điều chỉnh lại kỳ vọng về việc sớm đảo chiều chính sách của các NHTW.  
Lãnh đạo các NHTW hàng đầu thế giới đều phát thông điệp cứng rắn và đồng nhất về cuộc chiến chống lạm phát tại hội nghị Jackson Hole. Chủ tịch FED xác nhận sẽ dùng các công cụ đến mức đủ để đưa lạm phát về gần hơn mục tiêu dài hạn 2%. Người đứng đầu NHTW Anh, Thụy Sỹ, Hàn Quốc và quan chức ECB cũng có thông điệp chung sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho dù điều này gây tổn thương cho nền kinh tế. Các quan chức ECB đang tranh luận về mức độ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9 với mức 0.75% so với mức tăng 0.5% vào tháng 7. Ngược lại với các quốc gia khác, Chính phủ Trung Quốc công bố triển khai gói hỗ trợ kinh tế có giá trị lớn hơn so với năm 2020 giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch. Nội dung chi tiết gói hỗ trợ chưa công bố nhưng trước đó Trung Quốc đã có một số hỗ trợ về đầu tư hạ tầng, miễn thuế, hạ lãi suất cho vay cơ bản và cho phép chính quyền địa phương phát hành thêm trái phiếu.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thông tin vĩ mô quốc tế và biến động của thị trường chủ chốt.
• SBV công bố room tín dụng cho các Ngân hàng thương mại.
• Ngày 5/9, PMI Anh, EU; Cuộc họp OPEC. 6/9, Lãi suất và báo cáo lãi suất của NHTW Australia; PMI dịch vụ Hoa Kỳ. 7/9, GDP quý II điều chỉnh, tỷ lệ thất nghiệp của EU; Lãi suất và báo cáo lãi suất của NHTW Canada. 8/9, Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ ECB; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 9/9, Doanh thu bán lẻ, sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp Canada.