Tiêu đề Tuần 02_Dự báo danh mục cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VN30-Index và VN-Finlead Index Quý 1/2024_20240108
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 07/01/2024
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1777 Kb
Tải về: 363
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thanh khoản tăng trưởng tạo nền cho dòng tiền luân chuyển
VN-Index khởi đầu năm 2024 bằng tuần tăng điểm mạnh 2.2%. Khối ngoại quay lại bán ròng tuy nhiên sự hồi phục nhóm bank và dòng vốn nội tăng trưởng là động lực tăng điểm trong tuần. Thị trường có 58% cổ phiếu và 14/18 ngành tăng giá. Các ngành chưa tăng giá như Ngân hàng, Y tế và hóa chất dẫn đầu đà tăng từ 1.8% - 5% tuần này. Sự trở lại của nhóm cổ phiếu Ngân hàng trước thông tin tích cực từ room tín dụng đã giúp VN-Index tiếp tục củng cố xu hướng tăng điểm. Thanh khoản tăng trưởng cũng là điểm sáng của thị trường, tạo nền cho dòng tiền luân chuyển nhanh qua các nhóm cổ phiếu. Sau những tuần tích lũy cổ phiếu, NĐT tránh mua đuổi và cân nhắc chốt lãi một phần tại vùng kháng cự 1,165 – 1,170 điểm để chủ động hơn trong giao dịch ngắn hạn.
Tăng trưởng tín dụng bứt tốc cuối năm qua đó đạt mức 13.5% trong năm 2023. SBV giữ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, tăng mua dự trữ ngoại hối và góp phần kiểm soát lạm phát ở mức 3.25%. Mặt bằng lãi suất điều hành giảm từ 0.5% - 2% kéo giảm mặt bằng lãi suất hơn 2% so với cuối năm 2022. SBV cũng điều hành bám sát thực tiễn khi gia hạn và sửa đổi các thông tư hỗ trợ doanh nghiệp. Ngay từ đầu năm 2024, SBV đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% cho các tổ chức tín dụng. Điều này sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng chủ động trong việc phân bổ và triển khai sớm hoạt động tín dụng. Hoàn thiện thể chế luật thông qua sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng cũng sẽ là nội dung chú ý của ngành ngân hàng trong năm 2024.

TTCK THẾ GIỚI
Áp lực chốt lãi ngay đầu năm, TTCK Hoa Kỳ lao dốc
Đứng trước lo ngại định giá cao và không chắc chắn thời điểm FED giảm lãi suất, chỉ số Nasdaq có chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp. Các chỉ số CK Hoa Kỳ có mức giảm bình quân 1.7% tuần đầu năm 2024. Các chỉ số chính Châu Âu và Châu Á phân hóa tăng và giảm nhẹ. Chỉ số CSI 300 tiếp tục diễn biến tiêu cực khi giảm -2.2%. Lợi tức trái phiếu Hoa kỳ 10y và chỉ số DXY hồi phục tăng 0.15% và 1.25% sau nhiều tuần giảm điểm. Chỉ số hàng hóa tăng 0.5%, trong đó giá dầu dẫn đà tăng +1.6% trong khi giá kim loại quý giảm điểm (Vàng -0.9%; Bạc -3%). Các thị trường đang chững lại sau thông điệp chưa rõ ràng về thời điểm giảm lãi suất từ FED. Thông tin CPI và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ tuần sau sẽ củng cố về lộ trình giảm lãi suất của FED.
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 12 cho thấy các thành viên cho rằng lãi suất có thể ở hoặc gần đỉnh chu kỳ thắt chặt. Chính sách thực tế phụ thuộc vào diễn biến kinh tế và chưa chắc chắn về thời điểm hạ lãi suất. Biên bản nhận định lạm phát đã hạ nhiệt, trong đó PCE trong 6 tháng phản ánh lạm phát đã xuống dưới 2% tuy nhiên các lĩnh vực không đồng đều và dịch vụ cốt lõi vẫn tăng. FED nỗ lực giảm số dư bảng cân đối kế toán 1,200 tỷ khi để trái phiếu đáo hạn và không tái đầu tư. Biểu đồ dot-plot cho thấy kỳ vọng 3 năm tới lãi suất sẽ giảm về vùng dài hạn 2%. Công cụ Fedwatch của CME group phản ánh lãi suất không thay đổi trong kỳ họp tháng 1/2024 đã tăng 7% lên mức 91.2% so với 1 tháng trước nhưng giữ nguyên dự báo có 6 đợt giảm lãi suất xuống phạm vi 3.75% - 4% trong năm 2024.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Dòng tiền nội tăng trưởng và luân chuyển giữa các nhóm ngành;
• 8/1, Doanh thu bán lẻ EU. 9/1, CPI Nhật; Tỷ lệ thất nghiệp EU, Úc; Cán cân thương mại Hoa Kỳ. 10/1, CPI Úc; Cung tiền M2 và các khoản vay mới Trung Quốc; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 11/1, CPI và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; 12/1, CPI Trung Quốc; Chỉ số sản xuất công nghiệp và GDP Anh; Chỉ số PPI Hoa Kỳ.