Hướng dẫn giao dịch chứng quyền cơ bản

BSC - 11/05/2020 2:27:02 CH


1. Chứng quyền là gì
Chứng quyền là loại hình chứng khoán mà người nắm giữ có thể mua hoặc bán một chứng khoán cơ sở tại mức giá xác định ở một thời điểm xác định trong tương lai. Tại VN, sau khi chứng quyền đáo hạn, TCPH sẽ thực hiện thanh toán bù trừ giữa giá thanh toán, giá thực hiện, không chuyển giao vật chất.
Chứng quyền có bảo đảm (CW) là chứng quyền được tổ chức phát hành (TCPH) đảm bảo bằng cách mua chứng khoán cơ sở trên thị trường và ký quỹ nhằm đảm bảo đủ khả năng thanh toán cho các nhà đầu tư. Sau khi phát hành, chứng quyền sẽ được niêm yết và giao dịch như một cổ phiếu bình thường trên sàn HOSE.
Có 2 loại chứng quyền có đảm bảo:
-       Chứng quyền mua: nhà đầu tư kiếm lời theo chiều tăng của chứng khoán cơ sở
-       Chứng quyền bán: nhà đầu tư kiếm lời theo chiều giảm của chứng khoán cơ sở
Hiện nay, thị trường Việt Nam mới chỉ triển khai chứng quyền mua kiểu châu Âu, nghĩa là người sở hữu chứng quyền chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn.
Một số thuật ngữ cần biết:
Tài sản cơ sở (TSCS): là tài sản mà chứng quyền phụ thuộc vào, thường là một mã chứng khoán cơ sở (CKCS).
Giá chứng quyền: Khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu chứng quyền.
Giá thực hiện: Mức giá TSCS để nhà đầu tư thực hiện quyền mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn. Giá thực hiện được TCPH xác định khi phát hành CW.
Giá thanh toán: Mức giá TSCS để xác định khoản tiền thanh toán cho nhà đầu tư vào thời điển thực hiện quyền (được tính bằng trung bình giá CKCS 5 phiên giao dịch liên tiếp trước ngày đáo hạn chứng quyền). Giá thanh toán được TCPH công bố vào ngày đáo hạn chứng quyền.
Tỉ lệ chuyển đổi: Số lượng chứng quyền nhà đầu tư cần sở hữu để thực hiện quyền mua 1 CKCS.
Ngày đáo hạn: Ngày người sở hữu chứng quyền được thực hiện quyền.
2. Hướng dẫn giao dịch chứng quyền
a. Các đọc mã chứng quyền
C
U
U
U
Y
Y
R
R
Chứng quyền mua
Mã cổ phiếu làm tài sản cơ sở của chứng quyền
Năm phát hành chứng quyền
Đợt phát hành chứng quyền của mã cổ phiếu cơ sở trong năm
 Ví dụ: Mã chứng quyền CMWG1901 là chứng quyền mua cổ phiếu MWG phát hành đợt 1 năm 2019, tài sản cơ sở là cổ phiếu MWG.
b. Giao dịch chứng quyền
Nhà đầu tư có 2 cách để mua chứng quyền:
Cách 1: Đăng ký mua chứng quyền trực tiếp với tổ chức phát hành khi chứng quyền được chào bán tại thị trường sơ cấp.
Cách 2: Mua chứng quyền trên HOSE sau khi chứng quyền được niêm yết. Chứng quyền thường được niêm yết trên HOSE sau 2 tuần kể từ ngày phát hành.
Sau khi chứng quyền được niêm yết trên HOSE, chứng quyền sẽ được mua – bán như một mã chứng khoán cơ sở, cụ thể như sau:
c. Cách xác định lời lỗ của chứng quyền có đảm bảo
Chứng quyền có đảm bảo tại Việt Nam hiện nay đều là chứng quyền mua nên được xác định lời lỗ được như sau:
Chứng quyền A của mã HPG có giá là 1.000 đồng, giá thực hiện là 22.000 đồng và tỉ lệ chuyển đổi là 2:1 thì
·         Trạng thái lỗ: giá cổ phiểu HPG < 24.000 đồng vào ngày đáo hạn
·         Trạng thái hòa vốn: giá cổ phiếu HPG = 24.000 đồng vào ngày đáo hạn
·         Trạng thái lãi: giá cổ phiểu HPG > 24.000 đồng vào ngày đáo hạn
Nếu chứng quyền lỗ hoặc hòa vốn, nhà đầu tư sẽ không được thanh toán.
Nếu chứng quyền lãi, nhà đầu tư sẽ được TCPH thanh toán khoản lãi tính theo công thức sau:
Ví dụ: Một nhà đầu tư sở hữu 1000 chứng quyền A của HPG có giá là 1.000 đồng, giá thực hiện là 22.000 đồng, tỉ lệ chuyển đổi là 2:1 và giá thanh toán là 32.000 đồng thì nhà đầu tư sẽ lãi:
Như vậy, nhà đầu tư này đã lãi 4 triệu đồng với số vốn chỉ 1 triệu đồng.
Đầu tư chứng quyền đang ngày càng phổ biến và thu hút dòng tiền lớn ở các thị trường chứng khoán phát triển bởi những đặc điểm hấp dẫn: vốn và chi phí giao dịch thấp, giới hạn được rủi ro, đòn bẩy cao, không yêu cầu ký quỹ, thanh khoản được đảm bảo. Chứng quyền là một sự lựa chọn phù hợp với các nhà đầu tư bản lĩnh yêu thích rủi ro và lợi nhuận cao.
 
 
 
 
 
 

Các tin liên quan